Tham gia Hội Săn Sales Adayne.vn

Bé sơ sinh ngủ hay rướn người do nguyên nhân gì và cách khắc phục hiệu quả

Cha mẹ thường thấy bé sơ sinh ngủ hay rướn người và hành động đó thường xuyên xảy ra trong lúc ngủ. Một vài trẻ sơ sinh trong giấc ngủ thường có thói quen rướn người, thậm chí gồng đỏ mặt khi đang ngủ. Hành động vô thức này tưởng chừng như bình thường nhưng nếu kéo dài sẽ khiến bé dễ bị nôn trớ, chậm lớn, mất ngủ làm ảnh hưởng tới quá trình phát triển chung. Theo quan niệm dân gian, nếu bé rướn mình khi ngủ chứng tỏ bé sẽ ăn ngoan, chóng lớn và phát triển tốt. Tuy nhiên, một số khác cho rằng do mẹ chưa vệ sinh sạch sẽ lớp măng phía sau lưng bé nên khiến bé bị ngứa ngáy, thường xuyên phải vặn vẹo, rướn người lên vùng ngứa đó.Vậy nguyên nhân bé sơ sinh ngủ hay rướn người bắt nguồn từ đâu? Để tìm ra câu trả lời vì sao bé sơ sinh ngủ hay rướn người là nội dung chính của bài viết này. Cha mẹ hãy cùng tìm hiểu chính xác nguyên nhân bé sơ sinh ngủ hay rướn người dưới đây và có phương pháp khắc phục tình trạng này hiệu quả nhất nhé!

1. Nguyên nhân bé sơ sinh ngủ hay rướn người

1.1. Bé sơ sinh ngủ hay rướn người theo quan niệm dân gian

Lý giải cho hiện tượng bé sơ sinh ngủ hay rướn người này, theo quan niệm dân gian cho rằng bé vặn, rướn mình khi ngủ chứng tỏ bé đang phát triển, mau lớn. Một số khác lại giải thích rằng, lý do bé vặn mình vì bé chưa quen với môi trường sống bên ngoài do lúc còn nằm trong bụng mẹ, tử cung quá nhỏ và ôm bé “chặt” đến nỗi bé không đủ diện tích để cử động nhiều ở những tuần cuối thai kỳ. Vì vậy, khi ra ngoài, bé chưa quen với không gian rộng lớn nên thường vặn vẹo, múa chân, khua tay trong vài tháng đầu sau sinh.

1.2. Nguyên nhân bé sơ sinh ngủ hay rướn người theo khoa học

Lý giải theo hướng nhìn khoa học, thì có những nguyên nhân bé sơ sinh ngủ hay rướn người phổ biến sau:

  • Không gian phòng ngủ của bé không thoáng mát, ảnh hưởng bởi tiếng ồn hoặc ánh sáng từ cửa sổ quá chói tác động đến giấc ngủ của bé.
phòng ngủ cho trẻ sơ sinh

Phòng ngủ không thoáng ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé. Ảnh: Internet

  • Vị trí đặt giường của bé chưa phù hợp, nệm hay đệm nằm của bé quá thô cứng, gối nằm cao đầu hay đặt bé nằm sai tư thế.
  • Bé bị mắc chứng rối loạn giấc ngủ, hay giật mình thức đêm cũng thường xuyên có triệu chứng hay vặn mình khi ngủ.
  • Nếu bé có thêm triệu chứng lạ hay nôn ói, khó chịu và quấy khóc nhiều vào ban đêm, có thể nghe khò khè là nhiều khả năng bé đang bị trào ngược thức ăn từ dạ dày vào thực quản.
  • Nguyên nhân đặc biệt của hiện tượng bé sơ sinh ngủ hay rướn người chính là bé bị thiếu canxi. Do trong tháng đầu sau sinh, nhu cầu canxi cần thiết của bé là rất cao để phát triển. Nhưng tiếc thay sau khi rời bụng mẹ, lượng canxi bị giảm đột ngột khiến bé bị thiếu hụt dẫn tới các hiện tượng rướn người, vặn người, gồng đỏ mặt, hoặc thức giấc giữa đêm quấy khóc, điều này rất ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của bé.
bé sơ sinh ngủ hay rướn người

Thiếu canxi khiến bé sơ sinh ngủ hay rướn người. Ảnh: Internet.

2. Cách khắc phục hiện tượng bé sơ sinh ngủ hay rướn người

Trước tiên, mẹ nên hãy quan sát bé nếu thấy bé sơ sinh ngủ hay rướn người, vặn mình thường xuyên kèm theo với các triệu chứng như tím tái mặt mũi, ngủ hay giật mình, ra mồ hôi nhiều … thì có thể là biểu hiện của sự thiếu hụt hàm lượng canxi. Một số bé khi bị thiếu canxi mức độ cao sẽ dẫn tới hiện tượng biến dạng chân tay, chậm mọc răng, rụng tóc thậm chí gây nguy hiểm dẫn tới tử vong do sự co thắt thanh quản vì thiếu canxi. Các mẹ nên bổ sung canxi cho bé bằng các phương pháp sau:

  • Tăng cường cho bé tắm nắng buổi sớm (trước 7h sáng là thời điểm lý tưởng) để giúp cơ thể bé hấp thụ vitamin D. Vitamin D đóng vai trò quan trọng cho việc chuyển hóa canxi để cơ thể dễ dàng hấp thụ. Tuy nhiên, mẹ nên chọn thời điểm nắng sớm, cường độ ánh nắng không quá gay gắt thì sẽ tốt cho sự phát triển của bé. Nhiều phụ huynh lo ngại cho rằng bé ra ngoài dễ bị cảm gió, cảm nắng nên thường xuyên giữ bé ở trong nhà, việc làm này khiến sức khỏe bé sơ sinh trở nên yếu đi và thi thoảng khóc là mặt tím tái do thiếu canxi.
bé tắm nắng

Mẹ thường xuyên cho bé tắm nắng sớm. Ảnh: Internet

  • Khi tắm nắng mẹ nên mặc cho bé quần áo thoải mái, thời gian tắm nắng từ 10 -15 phút là phù hợp. Sau khi tắm nắng mẹ dùng khăn lau khô mồ hôi cho bé trước khi muốn tắm nước cho bé. Việc làm này cần làm thường xuyên cho đến khi bé lớn lên.
  • Ngoài nguồn canxi từ ánh nắng, mẹ có thể bổ sung canxi qua dưỡng chất sữa mẹ. Vì thế, mẹ cần ăn uống đầy đủ các thực phẩm giàu canxi như cá hồi, cá ngừ, cá thu, sữa đậu nành … để giúp tăng cường canxi cho sữa mẹ cho bé bú mỗi ngày.
thực phẩm giàu canxi

Tăng cường chế độ ăn giàu canxi tốt cho sữa mẹ. Ảnh: Internet

Sau khi đọc qua nội dung về hiện tượng bé sơ sinh ngủ hay rướn người chúng tôi tin chắc rằng quý phụ huynh đã nắm bắt nguyên nhân của chứng rướn người ở trẻ khi ngủ. Nếu sau khi bạn đã thực hiện các biện pháp tăng cường bổ sung vitamin D, canxi cho bé mà hiện tượng rướn người vẫn còn tiếp diễn. Lúc này, cha mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ sớm để biết vấn đề thiếu canxi của bé đang ở mức độ nào. Khi đó, bác sĩ sẽ kê đơn nhằm giúp bé bổ sung vitamin D trực tiếp, tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc bổ sung canxi về cho bé sơ sinh uống bừa bãi nhé.

Hạnh Sử tổng hợp

We will be happy to hear your thoughts

      Leave a reply

      adayne.vn
      Logo
      Compare items
      • Total (0)
      Compare
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Shopping cart