Tham gia Hội Săn Sales Adayne.vn

Phòng chống tắc tia sữa sau sinh đúng cách là như thế nào? Những cấp độ tắc tia sữa mẹ cần biết là gì?

Chữa trị và phòng chống tắc tia sữa sau sinh như thế nào để đạt hiệu quả là vấn đề được các mẹ bỉm sữa rất mực quan tâm. Nếu mẹ nào đã từng bị tắc tia sữa có lẽ sẽ hiểu được cảm giác đau tê tái khi bầu ngực bị căng cứng. Và khi bị tắc tia sữa mà mẹ không có biện pháp “thông” tia sữa kịp thời thì còn dẫn đến hậu quả nghiêm trọng là bị áp xe vú và phải đối mặt với nguy cơ mất đi nguồn sữa mẹ quý giá dành cho bé yêu. Vì vậy, hãy tham khảo ngay những thông tin sau đây để biết được cách chống tắc tia sữa sau sinh hiệu quả mẹ nhé.

1. Các cấp độ mẹ bị tắc tia sữa từ nhẹ đến nặng

Tắc tia sữa là hiện tượng mà bất kì mẹ sau sinh nào cũng có thể gặp. Dấu hiệu cho thấy mẹ đang bị tắc tia sữa đó là ngực căng to, đau tức, bề mặt da của bầu vú còn bị ửng đỏ, nếu sờ vào mẹ có thể cảm nhận được những cục u và gây đau. Một số mẹ còn bị hành sốt, mệt mỏi và buồn nôn nếu bị viêm tắc nặng. Sau đây, Mom.vn xin đưa ra các cấp độ bị tắc tia sữa cụ thể để các mẹ cùng tham khảo và nhận biết, từ đó có thể tìm ra giải pháp chống tắc tia sữa sau sinh kịp thời, tránh bị áp xe vú.

mẹ cho bé bú

Không trị tắc sữa kịp thời có thể khiến mẹ mất đi nguồn sữa dành cho con. Ảnh: Internet

  • Cấp độ 1: Tắc sữa sau sinh 2 ngày

Triệu chứng: Bầu vú căng đau, khó chịu, đầu ti nhức mỗi khi bé đòi bú nhưng lại không có giọt sữa nào chảy ra sau đó. Đồng thời, dù cho mẹ cố gắng bóp nhưng bầu ngực chỉ rỉ ra vài giọt sữachứ không bắn thành tia, một vài mẹ còn cảm thấy xuất hiện cục u trong ngực.


Thời gian phát hiện: Hiện tượng tắc tia sữa xảy ra khi mới sinh bé được 2 đến 5 ngày.

  • Cấp độ 2: Tắc tia sữa khiến đầu ti đau rát

Triệu chứng: Mẹ bị sốt khá cao với nhiệt độ khoảng 38 độ C, đầu vú ửng đỏ và bắt đầu đau rát thường xuyên. Nếu sờ vào bầu ngực còn cảm thấy có một vài cục cứng. Cấp độ này có thể dẫn đến viêm tuyến vú và mẹ sẽ cảm thấy cơ thể luôn mệt mỏi.


Thời gian phát hiện: Sau khi phát hiện tắc tia sữa ở cấp độ 1 khoảng 3 đến 4 ngày sẽ xuất hiện triệu chứng như trên.

mẹ bị tắc sữa sau sinh

Mẹ đau ngực do tắc tia sữa. Ảnh: Internet

  • Cấp độ 3: Tắc sữa chuyển sang có mủ

Triệu chứng: Giống như các triệu chứng ở cấp độ 2 nhưng khi mẹ bóp nhẹ đầu ti sẽ thấy xuất hiện dịch mủ. Nếu bị tắc sữa ở mức độ này, mẹ sẽ thường sốt cao từ 38,5 độ C trở lên và chuyển sang tình trạng viêm tuyến vú kèm dịch mủ.


Thời gian phát hiện: Xuất hiện khi mẹ để tắc tia sữa sau 5 – 7 ngày nhưng không được điều trị. Tùy vào sức khỏe của từng mẹ mà có thể phát hiện bệnh sớm hơn.

  • Cấp độ 4: Tắc tia sữa chớm bị áp xe

Triệu chứng: Ở cấp độ này, mẹ vẫn có biểu hiện sốt cao từ 38,5 độ C trở lên, đầu ti ngày càng ửng đỏ đau rát hơn, bóp nhẹ ra có dịch mủ đặc, các cục u trong ngực khiến mẹ đau đớn hơn những cấp độ trước.


Thời gian phát hiện: Bệnh ở cấp độ 4 là do mẹ để tắc tia sữa nhiều ngày không điều trị. Tùy vào tình trạng sức khỏe của từng mẹ mà phát hiện bệnh sớm hay muộn.

mẹ tắc sữa chớm bị áp xe

Tắc tia sữa có thể khiến mẹ bị áp xe vú. Ảnh: Internet

  • Cấp độ 5: Tắc tia sữa nghiêm trọng và có nguy cơ bị áp xe vú

Triệu chứng: Da ngực sờ thấy nóng, sưng tấy, vùng da có thể chuyển sang màu đỏ hoặc vàng, có nguy cơ bị hoại tử. Lúc này, mẹ sẽ cảm thấy rất nặng nề ở bầu ngực và cảm giác đau ngực từ tận sâu bên trong mỗi khi sờ vào hay cử động vai. Đặc biệt là mẹ sẽ bị sốt cao, mệt mỏi và đau buốt ở ngực khi cho bé bú.


Thời gian phát hiện: Mẹ bị tắc tia sữa quá lâu nhưng không điều trị. Nếu nhận thấy những nguy cơ bị áp xe vú, mẹ nên nhanh chóng nhập viện để được chữa trị kịp thời, tránh bị hoại tử vùng ngực.

2. Phòng chống tắc tia sữa sau sinh

Nhận thấy được những hiểm họa của việc tắc tia sữa đối với sức khỏe của mẹ cũng như nguồn sữa quý giá dành cho bé. Mom.vn sẽ chia sẻ với các mẹ cách phòng chống tắc tia sữa sau sinh tuy đơn giản nhưng vô cùng cần thiết để mẹ tham khảo nhé.

mẹ nên trị tắc sữa càng sớm càng tốt

Mẹ nên trị tắc sữa sau sinh càng sớm càng tốt. Ảnh: Internet

  • Điều quan trọng nhất sau khi sinh là mẹ nên cho bé bú càng sớm càng tốt để “giải phóng” lượng sữa non đặc sánh tránh để bị tắc tia sữa, bên cạnh đó, kết hợp thêm việc da tiếp da để kích thích sữa mẹ “về” nhiều hơn cho bé bú.
  • Mẹ nên cho bé bú thường xuyên, bú đủ cữ để sữa không bị ứ đọng trong ngực quá lâu gây tắc tia sữa.
  • Trước và sau khi cho bé bú, mẹ nên vệ sinh đầu ti cẩn thân để tránh bị nhiễm khuẩn, gây viêm tắc tuyến vú. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên vắt bỏ vài giọt sữa đầu tiên rồi mới cho con bú nhé.
  • Khi cho con bú, mẹ nên để bé bú hết một bên ngực rồi mới chuyển sang ngực còn lại. Trong trường hợp trẻ bú còn dư sữa thì mẹ nên dùng tay hay máy hút sữa để vắt lượng sữa còn dư ra, tránh để lâu sữa sẽ vón cục gây tắc tia sữa.
mẹ nên cho bé bú hết một bên ngực

Mẹ nên cho bé bú hết một bên ngực rồi mới chuyển sang bên còn lại. Ảnh: Internet

  • Nếu nhận thấy ngực căng cứng thường xuyên, mẹ nên chườm nóng ngực kết hợp massage mỗi ngày để làm tan các cục sữa đông. Ngoài ra, mẹ cũng nên chọn loại áo ngực phù hợp dành cho phụ nữ sau sinh để không cảm thấy khó chịu và bị tắc sữa nhé.
  • Ăn uống đủ chất, uống nhiều nước, nghỉ ngơi hợp lý và tránh stress là những nguyên tắc cơ bản mẹ cần nhớ để vừa phục hồi sức khỏe vừa chống tắc tia sữa sau sinh.

Phòng chống tắc tia sữa sau sinh thật sự không quá phức tạp như các mẹ vẫn nghĩ. Điều quan trọng là các mẹ hãy cố gắng chú ý đến tình trạng của bầu ngực mình thường xuyên để sớm phát hiện vấn đề. Đồng thời, nếu nhận thấy dấu hiệu bị tắc tia sữa thì mẹ không nên chủ quan mà hãy chữa trị ngay để tránh bệnh tình trở nên nặng hơn. Chúc các mẹ sau sinh sớm phục hồi sức khỏe và không bị tắc tia sữa nhé.

We will be happy to hear your thoughts

      Leave a reply

      adayne.vn
      Logo
      Compare items
      • Total (0)
      Compare
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Shopping cart