Tham gia Hội Săn Sales Adayne.vn

Sau sinh có được ăn khoai mì không và cách để làm giảm độc trước khi ăn?

 

Nhiều chị em phụ nữ thắc mắc sau sinh có được ăn khoai mì không bởi dân gian cho thấy loại thực phẩm này có chứa độc tố không thích hợp cho phụ nữa trong thời kì mang thai. Thế nhưng sau khi sinh thì có ngược lại không là một câu hỏi mà không ít người chưa nắm rõ. Để hiểu thêm về vấn đề này hãy cùng Mom.vn tìm hiểu những thông tin dưới đây.Khoai mì hay còn được gọi là củ sắn, một loại thực phẩm quen thuộc đối với mọi người. Mặc dù là thức ăn ngon nhưng sau sinh có được ăn khoai mì không lại khiến nhiều người không khỏi thắc mắc. Bên cạnh đó nếu không ăn đúng cách có thể khiến cho người sử dụng gặp phải một số trở ngại ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt không chỉ các mẹ sau sinh mà trẻ nhỏ cũng sẽ bị tác động tiêu cực.

sau sinh có được ăn khoai mì không

Nhiều mẹ sau sinh cân nhắc việc ăn khoai mì vì thành phần của nó. Ảnh: Internet

1. Khoai mì có giá trị dinh dưỡng như thế nào?

Khoai mì có hàm lượng tinh bột khá cao, giá trị dinh dưỡng tương tự như một số loại khoai lang, khoai tây, khoai môn… Đồng thời nó chứa nhiều cacbonhydrate. cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể, bên cạnh đó còn có kali, chất xơ.

Có thể nói xét về mặt dinh dưỡng, khoai mì còn giàu năng lượng, vitamin C, khoáng nhưng lại nghèo đạm và chất béo. Không chỉ thế còn thừa arginin, acid amin không cân đối vì thế chúng thường được dùng để làm bánh, chế rượu hoặc sản xuất làm bánh kẹo, làm chất kết dính, dệt…hay có thể làm thức ăn cho gia cầm, lợn.

củ khoai mì

Khoai mì còn có tên gọi khác là sắn, với nhiều giá trị dinh dưỡng được chế biến đa dạng. Ảnh: Internet

2. Sau sinh có được ăn khoai mì không?

Tuy khoai mì có chứa nhiều giá trị dinh dưỡng cao nhưng cũng tiềm tàng một số loại chất độc nếu không được xử lí có thể khiến cơ thể gặp phải một số vấn đề về sức khỏe và chúng thường được dùng làm thức ăn cho động vật nhiều hơn.

Trong đó thành phần chất độc có tên gọi HCN nếu dùng không đúng cách có thể khiến cơ thể bị ngộ độc, đặc biệt có nhiều trong khoai mì cao sản vì vậy dù là phụ nữ mang thai hoặc giai đoạn sau khi sinh nên hạn chế hoặc tránh ăn loại thực phẩm này để phòng ngừa những rủi ro có thể xảy đến.

Bên cạnh đó vì hệ tiêu hóa của trẻ giai đoạn đầu đời còn non nớt chưa thể thực hiện tốt chức năng và thải độc vì thế khi trẻ bú mẹ có ăn khoai mì nhiễm độc, về lâu tích tụ sẽ khiến cơ thể yếu ớt và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.

khoai mì ngào đường

Sự phong phú từ các món ăn của khoai mì khiến nhiều mẹ sau sinh bị hấp dẫn. Ảnh: Internet

3. Cách để giúp loại bỏ độc tố ở khoai mì

Độc tố HCN có nhiều trong khoai mì còn được gọi là Acid cyanhydric là một chất có thể hòa tan trong nước, dễ bay hơi, có thể bị oxy hóa thành acid cyanic không độc vì thế để loại bỏ chất độc này có thể:

Trước khi nấu bóc vỏ, ngâm trong nước trong một khoảng thời gian từ nửa ngày đến một ngày rồi mở nắp khi luộc để chất HCN được bóc hơi bay đi.

Tốt nhất nên thay nước từ 2 đến 3 lần để loại bỏ dần độc tố có trong khoai mì. Ngoài ra việc cắt lát hay phơi khô cũng làm giảm bớt được chất độc có trong đó.

Đặc biệt những loại khoai mì được dùng muối dưa thì nên rửa sạch, ngâm trong nước thật lâu rồi luộc kĩ để đảm bảo sức khỏe trước khi ăn.

hấp khoai mì

Để loại bỏ chất độc cần phải ngâm nước lâu và hấp luộc cẩn thận. Ảnh: Internet

Các chị em sau sinh có thể ăn khoai mì, nhưng cần chú ý đến cách chế biến và lượng tiêu thụ để tránh nguy cơ ngộ độc do acid cyanhydric.

Kết luận:

Thế nên đối với vấn đề sau sinh có được ăn khoai mì không tốt nhất các mẹ đang trong giai đoạn cho con bú hay thời kì mang thai nên tránh sử dụng để đảm bảo sức khỏe. Mặt khác cũng nên tìm hiểu về những vấn đề liên quan, nên và không nên sử dụng những loại thực phẩm nào trong từng giai đoạn khác nhau. Các mẹ cũng nên hiểu rõ hơn về triệu chứng ngộ độc khoai mì khi biểu hiện có dấu hiệu như thế nào, nếu như khi đã xử lí rồi mà vẫn có biểu hiện buồn nôn, ói mửa liên tục, chân tay rũ rượi, mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu, khó thở, mặt canh tím, tim đập nhanh, huyết áp tăng cao, ù tai, đi ngoài phân lỏng…thì nên đến cơ sở y tế gần nhất hoặc bệnh việc để có hướng giải quyết thích hợp. Hi vọng rằng với một vài thông tin được chia sẻ trên các mẹ có thể bổ sung kiến thức riêng cho mình và có hướng chăm sóc bản thân cũng như trẻ nhỏ tốt nhất.

We will be happy to hear your thoughts

      Leave a reply

      adayne.vn
      Logo
      Compare items
      • Total (0)
      Compare
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Shopping cart