Tham gia Hội Săn Sales Adayne.vn

Bé bị ngã đập đầu phía sau, phía trước, xuống đất có sao không?

Em bé trong giai đoạn tập đi bé thường rất dễ bị ngã, đặc biệt là ngã đập đầu xuống đất. Hầu hết các con bị bầm tím ở chỗ va đập, chỉ khóc một hồi rồi nín. Tuy nhiên, việc bé bị ngã đập đầu phía sau có sao không trong một vài tình huống không thể đánh giá ngay được. Phụ huynh cần theo dõi kỹ càng để đưa bé đi viện trong các trường hợp cần thiết.

Làm sao để đánh giá được bé bị ngã đập đầu phía sau, phía trước, xuống đất có sao không? Cùng tìm hiểu ngay với adayne.vn trong bài viết này!

Bé bị ngã đập đầu có sao không?

Khi bé bắt đầu tập bước đi những bước đi đầu tiên cho đến khi đi hoàn chỉnh và vững vàng sẽ có những lúc em bé vấp ngã. Đầu của con trẻ nặng nên sẽ ngã và đập xuống nền đất mạnh trước. Tương tự, các em bé biết lật và nhà sử dụng giường cao hay võng cũng có thể lăn từ trên cao xuống và đập đầu vào sàn.

Bé bị ngã đập đầu có sao không?

Bé bị ngã đập đầu có sao không?

Lúc này, phụ huynh không nên quá hoảng loạn. Trước hết, bạn nên giữ bình tĩnh để đánh giá mức độ của chấn thương có nặng hay không. Bố mẹ có thể căn cứ vào các yếu tố như sau:

  • Dựa vào độ cao bé bị rơi xuống, nếu bé ngã từ độ cao càng cao thì mức độ chấn thương càng nghiêm trọng. Trường hợp bé bị ngã từ độ cao 1.5 mét trở lên, bố mẹ nên đưa bé đến bệnh viện kiểm tra kỹ càng.
  • Bề mặt va đập cũng giúp mẹ đánh giá mức độ nguy hiểm của cú ngã. Nếu bé va đập vào các bề mặt mềm như cao su, nệm bông, cát, đất mềm thì mức độ nguy hiểm không cao. Ngược lại, nếu nơi bé bị ngã đập đầu là bê tông, gạch men, gỗ cứng hoặc lớp đất cứng thì sẽ rất nguy hiểm.
  • Bên cạnh đó, bố mẹ cũng cần xem xét khi con ngã có va chạm với các vật dụng, đồ đạc cứng, góc cạnh hay mặt kính sắc nhọn hay không.

Biểu hiện nhẹ của bé khi bị ngã đập đầu

Hầu hết các cú ngã ở trẻ thường chỉ gây chấn thương nhẹ. Đó là những tổn thương về phần mềm, không ảnh hưởng đến não bộ bé và mẹ có thể áp dụng phương pháp cấp cứu cho trẻ sơ sinh tại nhà. Cụ thể:

  • Bé bị u đầu, sưng ngay chỗ vết va đập nhưng không kèm theo bất kỳ triệu chứng nào khác;
  • Bé chỉ khóc một lúc rồi nín, sau khi khóc thì lại tiếp tục chơi đùa vui vẻ như chưa có gì xảy ra;
  • Ánh mắt của bé quan sát và nhìn tốt không bị lờ đờ, hoạt bát như mọi ngày tinh anh;
  • Chỗ đập không bị tụ máu dưới da (nghĩa là không bị xuất huyết thành tím bầm).
Biểu hiện nhẹ của bé khi bị ngã đập đầu xuống đất

Biểu hiện nhẹ của bé khi bị ngã đập đầu xuống đất

Nếu cú ngã gây ra vết rách lớn, chảy máu thì mẹ phải đưa bé đến bệnh viện hoặc phòng khám để được xử lý, làm sạch và khâu vết thương lại. Ngoài ra, các bé còn nhỏ, chưa biết nói chỉ có thể biểu hiện việc đau đầu, khó chịu bằng việc khóc lớn, quậy. Phụ huynh lưu ý về vấn đề này.

Cách xử lý khi trẻ bị ngã đập đầu xuống đất

Trường hợp bé bị ngã đập đầu xuống đất trong trường hợp nhẹ, bạn cần đỡ bé dậy và xem xét vết thương. Mẹ có thể sử dụng cách sơ cứu trẻ bị ngã như chườm lạnh, thoa dầu (dành riêng cho bé) để giảm vết sưng.

Sau đó, phụ huynh cần chăm sóc và theo dõi bé trong các ngày tiếp theo, như:

  • Cho em bé nghỉ ngơi yên tĩnh trong vòng 24 giờ tránh các hoạt động rung lắc vui chơi giỡn quá đà.
  • Không cho em bé tắm trong bồn trong thau trong chậu mà chỉ nên xối nước hoặc tắm vòi sen (khi em bé tắm trong chậu nóng thì nó sẽ làm cơ thể bé ấm lên mạch máu chảy nhanh hơn và sẽ làm vết đập càng xuất huyết nhiều hơn).
  • Nếu trong trường hợp vừa va đập thì nên chườm lạnh để máu không chảy ra thêm dưới da, không chườm nóng lăn trứng gà vì nhiệt nóng càng làm cho mạch máu giãn nở và máu lại càng chảy ra nhiều hơn.
Cách xử lý đúng khi trẻ bị ngã đập đầu xuống đất

Cách xử lý đúng khi trẻ bị ngã đập đầu xuống đất

Gợi ý cho bạn:

Những biểu hiện nguy hiểm khi trẻ bị ngã đập đầu cần đưa đến bệnh viện

Nếu bé có những biểu hiện sau đây khi trẻ bị ngã đập đầu thì cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức:

  • Sau khi đầu bé bị đập vào vật cứng (sàn nhà, sàn gỗ, nền đất, ghế, bàn) và bé dần mất ý thức
  • Em bé mê man và thiếp đi cho dù đánh thức thế nào bé cũng không dậy.
  • Vết va đập trở nên sưng to và đỏ 1 cách bất thường.
  • Bé bắt đầu có tình trạng nôn nao, và bắt đầu ói liên tục nhiều lần.
Khi bé có những biểu hiện kể trên sau khi trẻ bị ngã đập đầu thì bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức

Khi bé có những biểu hiện kể trên sau khi trẻ bị ngã đập đầu thì bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức

  • Máu mũi, máu tai không ngừng chảy.
  • Từ tai bé có kèm dịch màu trắng chảy ra.
  • Tay chân không cử động kèm theo là bước chân đi không như bình thường.
  • Khi vết đập bị rách thì từ miệng vết thương máu chảy ra không ngừng.

Cách phòng tránh trẻ bị ngã đập đầu xuống đất

Bố mẹ và người thân phòng tránh cho trẻ không bị ngã, té vào các chỗ nguy hiểm bằng cách:

  • Các cạnh bàn cạnh ghế sắc, cạnh cũi nên bọc bằng khăn mềm hoặc dùng gối để cột tạo độ êm để khi bé có va đập cũng không bị đau
  • Dán mút ở các góc nhà, dùng cánh cửa chặn ở lối ra lối vào phòng bé ngăn không cho bé đi ra ngoài
  • Ngoài ra, khi con đã biết bò biết đi thì nên dọn dẹp sạch sẽ phòng cho bé, các đồ vật nhỏ hơn miệng em bé nên cất cao và không để bé nhìn thấy, vì bé hoàn toàn có thể cho vào miệng vô tình nuốt.
Cách phòng tránh trẻ bị ngã đập đầu xuống đất hiệu quả

Cách phòng tránh trẻ bị ngã đập đầu xuống đất hiệu quả

Xem thêm:

Bé bị ngã đập đầu phía sau, phía trước, xuống đất có sao không? Dù cú ngã nhẹ hay nghiêm trọng đều gây ảnh hưởng không tốt tới bé. Do đó, các bậc phụ huynh nên thực hiện các biện pháp phòng tránh phù hợp để bảo vệ an toàn của bé. Adayne.vn luôn sẵn sàng đồng hành cùng Quý phụ huynh trên hành trình nuôi con khôn lớn!

We will be happy to hear your thoughts

      Leave a reply

      adayne.vn
      Logo
      Compare items
      • Total (0)
      Compare
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Shopping cart