Tham gia Hội Săn Sales Adayne.vn

Trẻ sơ sinh khóc nhiều có sao không?

Trẻ sơ sinh quấy khóc nhiều trong ngày hay ban đêm là do nhiều nguyên nhân bệnh lý hay sinh lý, nếu không dỗ để mặc bé có thể ảnh hưởng đến phát triển não, trí thông minh, cảm xúc không ổn định..

Tại sao trẻ sơ sinh hay khóc đêm?

Trẻ sơ sinh khóc là chuyện rất bình thường. Tuy nhiên, mẹ có thể làm dịu cơn khóc của bé ngay lập tức nếu biết được nguyên nhân khiến con khó chịu. Trẻ đòi thay tã, đòi được bú, đòi bế đều là những nguyên nhân chủ yếu. Khi trẻ khóc nhiều dỗ mà không nín là do mẹ không tìm được nguyên nhân thực sự gây ra sự bực bội khó chịu của trẻ.

Trẻ sơ sinh khóc vì cần phải thay tã

  • Em bé của bạn có thể phản đối, phát ra tín hiệu khóc lóc, hậm hực nếu tã ướt hoặc bẩn, với bé, điều này thật khó chịu và khiến bé thực sự cảm thấy bị làm phiền.
  • Vì thế khi thấy làn da đang sạch sẽ tinh tươm của mình bị kích thích, bé sẽ thông báo với cha mẹ thông qua tiếng khóc. Bạn hãy nhanh chóng phát hiện ra nguyên nhân từ đâu, một khi bé lại được khô thoáng, thơm tho sạch sẽ, chắc chắn bé sẽ chơi ngoan.

tre-so-sinh-khoc-nhieu

Bé cần được ăn

Đói là một trong những lý do phổ biến nhất khiến em bé sơ sinh khóc. Do bú không đủ sữa hoặc khoảng cách giữa các cữ bú của bé quá dài. Tốt nhất các bà mẹ không nên để bé sơ sinh khóc rồi mới cho bú, bạn nên chú ý theo dõi những dấu hiệu chứng tỏ rằng bé muốn ăn:

  • Khi đói bụng, bé thường mút ngón tay của mình, đầu bé sẽ quay phải quay trái như để tìm kiếm ti mẹ.
  • Khi được mẹ bế, bé sẽ rúc vào ngực mẹ, nếu mẹ không đáp ứng kịp thời bé sẽ khóc nhè.
  • Bạn chạm tay lên môi bé, bé sẽ “cong môi” vì tưởng đó là ti mẹ hoặc núm ti bình sữa.

Bạn hãy nhanh chóng nhận ra nhu cầu của bé, một khi bé đã no bụng, bé sẽ ngoan ngoãn nằm chơi hoặc chìm vào giấc ngủ sâu.

Bé không thể nào ngủ được

Con bạn đang mệt, dù cố gắng nhưng không thể có được giấc ngủ ngon, ngủ sâu giấc. Tín hiệu lúc này phát ra đó là bé thường rên rỉ và khóc lóc ỉ ôi, nhìn thất thần vào không gian. Bạn hãy ôm ấp bé, hát cho bé nghe bài mà bé thích. Chắc chắn bằng hơi ấm của mẹ, bằng tiếng hát ngọt ngào thân thuộc, bé sẽ thấy yên tâm và thôi rên khóc.

Bé muốn được ôm và bế

  • Nếu em bé của bạn nhỏ hơn 5 tháng tuổi, bé có thể dễ khóc vào cuối buổi chiều và buổi tối. Điều này là hết sức tự nhiên và bình thường, nhưng tiếng khóc của bé có thể khiến bạn rất căng thẳng và mệt mỏi. Tuy nhiên, nếu bé sơ sinh khóc dai dẳng theo giờ cố định thì bạn cần phải kiểm tra yếu tố bé đang bị đau bụng.
  • Lúc này, bạn hãy ôm ấp và lắc lư bé của bạn, hoặc bạn có thể làm theo một động tác khá hay ho học được từ nhiều bà mẹ khác để dứt cơn khóc dai của con. Một trong những cách đó là hãy tạo tiếng ồn khi nói vào cái máy sấy tóc hoặc quạt. Âm thanh lạ tai này sẽ khiến bé thích thú và làm dịu nhanh cơn khóc của con bạn.

Trẻ sơ sinh quấy khóc nhiều do bệnh

  • Viêm ruột, tiêu chảy, các vấn đề về tiêu hóa, ký sinh trùng… cũng là nguyên nhân làm con khóc. Bắt đầu với tiếng khóc ổn định, không nhanh không chậm nhưng nếu nhìn kỹ, mẹ có thể thất gương mặt nhợt nhạt, đẫm mồ hôi của con. Thậm chí bé có thể bị nôn mửa, tiêu chảy hoặc khóc lớn hơn khi mẹ đụng vào bụng.
  • Nghet mũi, nhức đầu, cảm cúm: Trong những trường hợp này, bé sẽ khóc liên tục không ngừng nghỉ, đặc biệt là vào ban đêm. Kèm theo đó là sốt, khó thở và bỏ bữa. Nếu bé ngừng khóc và có dấu hiệu khò khè, bé có thể bị viêm phổi. Nếu tiếng khóc đi kèm với tiếng rên rỉ liên tục, mẹ nên đưa bé đến bác sĩ ngay lập tức.
  • Viêm tai: Nếu khóc, sốt và liên tục lắc đầu hay xoa tai, rất có thể bé bị viêm tai giữa. Mẹ nên đưa con đi khám để bác sĩ kiểm tra cẩn thận hơn.
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu: Nếu bé khóc suốt ngày, hoảng sợ và đổ nhiều mồ hôi, nhất là những lúc mẹ “xi”, có lẽ bé bị viêm đường tiết niệu. Nếu bé có nôn mửa và trong phân có máu, bé có thể bị lồng ruột.

Trẻ sơ sinh quấy khóc nhiều có nguy hiểm không?

  • Trong thời gian từ 6-8 tuần tuồi, ngoài thời gian ngủ, bé thường dành 3 tiếng để khóc mỗi ngày. Phần lớn khoảng thời gian này rơi vào ban đêm và khiến các bà mẹ trở nên bối rối
  • Một nghiên cứu chỉ ra rằng, khóc được xem như một báo hiệu về sự phát triển của trẻ trong những tháng đầu tiên. Sau khi sinh, bé có xu hướng khóc nhiều vào 2-3 tuần đầu tiên và đạt “mốc” ở tuần thứ 6-8. Sau thời gian này, thời gian bé khóc sẽ giảm xuống cho đến tháng thứ tư của con. Thông thường, trẻ sơ sinh sẽ hay khóc đêm, vì đây là khoảng thời gian giải tỏa căng thẳng trong một ngày dài.

Bé khóc mẹ có nên dỗ dành không?

  • Bé sơ sinh nào cũng khóc. Trẻ khóc để cho người lớn nhận thấy trẻ đang có một nhu cầu hoặc đòi hỏi nào đó. Khi mẹ không phản ứng với tiếng khóc của con, không giải tỏa nhu cầu cho con tự nhiên sẽ gây nên một sự bức xúc lên trẻ nhỏ.
  • Ảnh hưởng đến não bộ: Cũng giống như khi nhu cầu của chính người lớn không được đáp ứng sẽ nảy sinh những khó chịu dai dẳng vậy. Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng những ức chế và căng thẳng của trẻ nhỏ sẽ gây nên những tác động xấu đối với não bộ của trẻ. Những trẻ khóc dai dẳng và kéo dài có thể gây tăng huyết áp trong não, tăng áp lực và cản trở máu lưu thông, có nguy hiểm lớn đến não của trẻ. Chưa kể những tác động tâm lý do ảnh hưởng của não bộ, khóc nhiều nhưng không được để tâm sẽ khiến trẻ luôn cảm thấy sợ hãi khi phải ở một mình, luôn có cảm giác bị tấn công và mất tự chủ. Căng thẳng và ức chế ở trẻ nhỏ còn có những tác hại lớn hơn gấp nhiều lần so với ở người lớn vì hậu quả sẽ xảy ra nhanh hơn gấp nhiều lần.
  • Chậm phát triển, kém thông minh: Trung tâm trẻ em Hoa Kỳ đã có những nghiên cứu và kết luận một trong những ảnh hưởng quan trọng nhất đối với sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ chính là sự đáp ứng của người mẹ đối với nhu cầu của con. Đặc biệt hơn, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những bé nào mà bị mẹ để mặc kệ cho khóc sẽ bị chậm phát triển hơn trẻ em bình thường về khả năng vận động cũng như khả năng giao tiếp xã hội cơ bản nhất. Những em bé này có chỉ số IQ thấp hơn khoảng 9 điểm so với trẻ khác ở độ tuổi lên 5 và khó kiềm chế cũng như điều khiển cảm xúc của mình hơn trẻ cùng lứa tuổi.

Bệnh colic ở trẻ em: Triệu chứng và nguyên nhân quấy khóc

Colic là thuật ngữ dùng để mô tả hiện tượng khóc dai dẳng không nín ở một đứa trẻ khoẻ mạnh, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Hội chứng này thông thường bắt đầu từ khi bé được 2 – 4 tuần tuổi kéo dài cho đến khi được 3 – 4 tháng tuổi. Việc dỗ bé nín không hề dễ dàng, đôi khi có thể khiến bố mẹ cảm thấy bất lực. Colic là một hội chứng tự phát, điều này có nghĩa là không có nguyên nhân rõ ràng cũng như không có “thuốc đặc trị”.

Triệu chứng ra sao?

  • Khóc thét dữ dội, mặt đỏ ửng lên, xảy ra cùng một thời điểm trong ngày – thường là khóc về chiều, tối và khuya (dân gian gọi là “khóc dạ đề”)
  • Tay nắm chặt, bụng căng, đầu gối co lên, và lưng cong
  • Giấc ngủ không sâu và bé thường khóc ré lên khi đang ngủ.
  • Viêc ăn uống cũng bị đứt quãng bởi những cơn khóc quấy.
  • Bé ợ hơi khi đang khóc to.
  • Khóc từng cơn với cường độ khác nhau, không thể dỗ dành được.

Nguyên nhân

  • Các nhà khoa học đang cố gắng tìm câu trả lời hơn 50 năm qua nhưng vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác gây ra hội chứng này.
  • Có một giả thuyết cho rằng đó là do hệ tiêu hoá non nớt của trẻ đang dần hình thành, nên có thể trẻ sẽ bị đau dạ dày vì bị dị ứng hoặc không dung nạp được một số chất có trong sữa mẹ và sữa công thức.
  • Ngoài ra còn có những nguyên nhân khác như hệ thần kinh của trẻ vẫn còn đang phát triển và chưa ổn định, hoặc trẻ thấy đau khi ợ hơi.

Colic có nguy hiểm không?

  • Câu trả lời là không, ngoại trừ việc nó gây căng thẳng cho bố mẹ. Nếu quá sốt ruột, bạn có thể đưa bé đi khám bác sĩ nhi để kiểm tra xem trẻ có mắc chứng thoát vị hay một căn bệnh nào hay không.
  • Nên nhớ chứng khóc quấy này không làm bé đau đớn gì cả, có chăng là bố mẹ thấy ‘không chịu đựng nổi’ mỗi khi thấy con mình khóc mãi không thôi.

theo eva, suckhoetongquat

tu khoa

  • tre em khoc nhieu co sao khong
  • co nen do tre so sinh khoc khong
  • cach tri chung quay khoc o tre so sinh
  • tre so sinh khoc nhieu co anh huong gi khong
  • trẻ sơ sinh khóc nhiều có tốt không
We will be happy to hear your thoughts

      Leave a reply

      adayne.vn
      Logo
      Compare items
      • Total (0)
      Compare
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Shopping cart