Tham gia Hội Săn Sales Adayne.vn

5 phương pháp chữa trị em bé sơ sinh bị nghẹt mũi đơn giản nhanh khỏi

Chúng ta biết rằng em bé sơ sinh bị nghẹt mũi thường do thời tiết, nhiễm virus và vi khuẩn, cảm cúm, hoặc do dị ứng với môi trường xung quanh. Đây thường là những triệu chứng của các bệnh về đường hô hấp như viêm xoang, viêm mũi do sức đề kháng còn non yếu. Khi bé bị hiện tượng này, cha mẹ cần nhanh chóng thực hiện các biện pháp để chữa nghẹt mũi an toàn cho trẻ sơ sinh, tránh trường hợp bé ngạt không thở được dẫn đến mệt mỏi, quấy khóc, ảnh hưởng tới sức khỏe của bé.Bé sơ sinh còn non yếu nên rất dễ bị nghẹt mũi, nên nhiều bậc phụ huynh, đặc biệt là những người mới làm cha mẹ lần đầu còn rất lúng túng, chưa biết phải xử lý như thế nào trong trường hơp này. Bài viết này sẽ giúp các bạn giải quyết vần đề!

bé sơ sinh hắt xì

Bé sơ sinh bị nghẹt mũi do nhiều nguyên nhân. Ảnh: Internet

1. Nguyên nhân khiến các em bé sơ sinh bị nghẹt mũi

Em bé sơ sinh bị nghẹt mũi là triệu chứng ban đầu của khá nhiều bệnh, đặc biệt là những bệnh liên quan đến đường hô hấp. Cũng có thể, bé sơ sinh bị hắt hơi nghẹt mũi thường là triệu chứng các bệnh cảm cúm, và một số bệnh khác.

  • Bé sơ sinh bị nghẹt mũi do cảm lạnh: Nếu bé sơ sinh bị nghẹt mũi mà không có dấu hiệu khác thì có thể đây chỉ là phản ứng tự nhiên của bé sơ sinh khi gặp thời tiết lạnh, hay di ứng do bụi bẩn, môi trường ô nhiễm,…
  • Bé sơ sinh bị nghẹt mũi do cảm cúm: Khi virus và vi khuẩn tấn công, bé sơ sinh thường có biểu hiện mệt mỏi, đau họng, lạnh run, khó thở kèm theo hắt hơi nghẹt mũi và đây là dấu hiệu nguy hiểm mà cha mẹ cần có những biện pháp để điều trị kịp thời cho bé.
bé bị nghẹt mũi

Bé bị nghẹt mũi là do bệnh liên quan đường hô hấp. Ảnh: Internet

2. 5 Cách chữa trị cho bé sơ sinh bị nghẹt mũi

2.1 Phương pháp xông hơi

Trong khi tắm bằng nước nóng bốc hơi mẹ có thể cho bé xông hơi hoặc dùng một số loại thảo dược như lá kinh giới, lá tre,…với một lượng ít rồi đun nước lên xông hơi cho bé. Tiếp xúc với hơi nước nóng có thể giúp làm loãng các dịch nhờn hình thành trong mũi bé.


Việc này cũng giúp mũi được thông thoáng và khiến bé dễ thở. Tuy nhiên, vì khả năng chịu đựng và đề kháng của bé còn non yếu nên cha mẹ cần hết sức chú ý khi dùng biện pháp này. Tránh để hơi nước quá nóng hoặc nước xông quá đậm mùi sẽ khiến bé khó thở.

nước sôi để xông hơi

Dùng hơi nóng xông cho bé. Ảnh: Internet

2.2 Dùng hơi tinh dầu bạc hà

Tinh dầu bạc hà có tác dụng kích thích các mạch máu giãn ra, “thông lối” giúp không khí đi vào, bé sẽ hít thở dễ dàng hơn trong những ngày nghẹt mũi. Mẹ có thể xông tinh dầu bạc hà trong phòng để tạo hương thơm nhẹ nhàng. Nhưng mẹ cần lưu ý quan sát bé xem là mùi hương như vậy có quá mạnh đối với bé hay không và nên dừng sử dụng khi bé có dấu hiệu thở khò khè hơn.

tinh dầu bạc hà

Tinh dầu bạc hà giúp bé thông mũi hơn. Ảnh: Internet

2.3 Nước muối

Dùng nước muối là một trong những giải pháp an toàn và phổ biến nhất để chữa nghẹt mũi cho bé. Muối có tính kháng khuẩn rất tốt nên có tác dụng giúp bé thông mũi hiệu quả. Mẹ có thể dùng nước muối theo cách sau: Dùng thuốc nhỏ mũi dạng muối sinh lý hay dạng nước tại các hiệu thuốc.


Chú ý nên tham vấn rõ ý kiến bác sĩ hoặc người bán thuốc để biết loại chuyên dùng nào cho bé và nên mua ở những cơ sở uy tín. Đặt bé nằm ngửa và từ từ nhỏ nước muối vào từng bên mũi của bé. Cần lưu ý khi nhỏ giọt dung dịch nước muối vào lỗ mũi của bé, chỉ một giọt cho mỗi lỗ mũi là đủ.

nhỏ nước muối sinh lý cho bé

Dùng nước muối sinh lý dạng thuốc nhỏ cho bé. Ảnh: Internet

2.4 Cho bé bú nhiều lần

Khi bé sơ sinh bị nghẹt mũi, bé thường khó chịu nên sẽ bú kém hơn bình thường. Mẹ cần đảm bảo rằng lượng sữa cần thiết cho bé trong ngày bằng cách cho bé bú nhiều lần hơn bất cứ khi nào bé muốn, cho bé uống thêm  nước giúp giảm nghẹt mũi hơn. Trước khi cho bé bú, mẹ hãy nhỏ mũi và hút mũi bé cho thông thoáng, điều này giúp bé dễ bú hơn và bú được nhiều sữa hơn.

cho bé bú

Cho bé bú nhiều lần hơn khi nào bé muốn. Ảnh: Internet

2.5 Chỉnh tư thế nằm cho bé

Bé sơ sinh khá non nớt nên khi bị nghẹt mũi mẹ không thể kê cao gối phần đầu cho bé như hay làm với người bị nghẹt mũi được. Bằng cách khác, mẹ có thể để bé nằm xuôi hơi cao phần đầu nhưng đảm bảo không chênh lệch quá phần đầu với cổ một cách đột ngột có thể ảnh hưởng tới phần đầu của bé, nhớ chọn gối chất liệu mềm là tốt nhất.


Qua bài viết này, khi em bé sơ sinh bị nghẹt mũi thì mẹ có thể áp dụng những cách trên để giúp bé giảm chứng nghẹt mũi. Tuy nhiên, nếu sau khi áp dụng các biện pháp trên cho bé sơ sinh trên mà tình trạng của bé vẫn không được cải thiện, cha mẹ nên đưa bé đến các cơ sở y tế để con được chữa trị đúng cách nhé.

Hạnh Sử tổng hợp

We will be happy to hear your thoughts

      Leave a reply

      adayne.vn
      Logo
      Compare items
      • Total (0)
      Compare
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Shopping cart