Tham gia Hội Săn Sales Adayne.vn

Bà bầu chuyển dạ có dấu hiệu gì? Khi nào cần đến bệnh viện chờ sinh?

Chuyển dạ có dấu hiệu gì dễ nhận biết, đảm bảo sắp sinh là thắc mắc của nhiều thai phụ khi bước vào giai đoạn cuối của thai kỳ. Càng gần ngày dự sinh thì bà bầu lại thấy xuất hiện nhiều cơn đau bụng với mức độ nặng nhẹ khác nhau, khiến sản phụ vô cùng hoang mang không biết đó có phải là dấu hiệu chuyển dạ hay không. Có rất nhiều trường hợp sản phụ tưởng nhầm các cơn đau co thắt của mình là dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh nhưng khi đến bệnh viện kiểm tra thì không phải và bị bác sĩ cho về nhà, đặc biệt thường gặp ở những người lần đầu tiên mang thai chưa có kinh nghiệm thực tiễn.Ở mỗi sản phụ thì dấu hiệu chuyển dạ lại khác nhau, có người có những dấu hiệu rõ rệt như vỡ ối, xuất hiện dịch nhầy, cổ tử cung mở kèm theo các cơn đau co thắt,….nhưng có một số mẹ bầu lại không có dấu hiệu chuyển dạ gì rõ rệt để cảm nhận. Vậy chuyển dạ có dấu hiệu gì chuẩn nhất? Chuyển dạ khi nào cần đến bệnh viện? Để trả lời cho những câu hỏi này, mời mọi  người cùng theo dõi bài viết dưới đây.

bà bầu chuyển dạ có dấu hiệu gì

Mẹ bầu nên tìm hiểu chuyển dạ có dấu hiệu gì để có thêm nhiều kiến thức. Ảnh: Internet.

1. Chuyển dạ có dấu hiệu gì dễ nhận biết

1.1. Bà bầu bị chuột rút và đau lưng trầm trọng

Chuột rút và đau lưng là một trong những dấu hiệu chuyển dạ điển hình ở phụ nữ mang thai. Nguyên nhân là do thai nhi lớn và tử cung căng ra hết cỡ kéo theo xương khớp và các cơ cũng căng ra để đỡ cơ thể mẹ và bé. Chính vì vậy càng về cuối thai kỳ thì mẹ càng bị chuột rút và đau lưng nhiều hơn.

1.2. Bụng bầu tuột xuống dưới

Vào 1 vài tuần trước khi chào đời, thai nhi sẽ di chuyển xuống phía dưới trong khung xương chậu của mẹ, đối với những người mang thai lần đầu thì dấu hiệu này rất dễ nhận biết nhưng với người sinh lần 2 thì dấu hiệu này thường khá mơ hồ.


Vào thời điểm này, mẹ sẽ có cảm giác ở khung xương chậu sẽ nặng nề hơn , đi lại khó khăn hơn. Tuy nhiên, mẹ sẽ thấy dễ thở hơn vì bé đã không còn lấn chiếm không gian phổi làm cho áp lực của thai lên lồng ngực giảm.

bụng bầu tụt xuống dưới khi săp sịnh

Bụng bầu tuột xuống dưới là dấu hiệu bé muốn chào đời. Ảnh: Internet.

1.3. Cổ tử cung mở

Bước vào tuần chuẩn bị sinh sản, cổ tử cung người mẹ mỏng dần và mở ra để tạo lối ra cho thai nhi. Lúc này, bác sĩ cũng sẽ kiểm tra độ mở và độ mờ cổ tử cung khi khám cho mẹ để dự đoán ngày sinh nở. Tuy nhiên một số mẹ cho đến lúc chuyển dạ cổ tử cung mới bắt đầu mở ra, do đó mẹ không cần phải lo lắng nếu không thấy những dấu hiệu này trước đó.

1.4. Tăng tiết dịch âm đạo

Dịch âm đạo có màu trắng đục, giống như lòng trắng trứng gà hoặc có chất nhầy màu hồng tạo thành lợp màng ngăn bảo vệ thai nhi khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn và khi có dấu hiệu chuyển dạ thì dịch âm đạo sẽ bị đẩy ra ngoài tạo lối thoát cho thai nhi.

1.5. Bà bầu đi tiểu thường xuyên hơn

Vì đầu của thai nhi đã nằm gần sát bàng quang nên chị em sẽ thường xuyên có cảm giác buồn đi tiểu và đi tiểu nhiều lần khi sắp sinh. Các mẹ bầu nhớ là không nên nhịn tiểu, vì điều đó không chỉ làm các mẹ khó chịu mà còn làm ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.

thai nhi gây sức ép lên bàng quang

Thai nhi quay đầu gây sức ép lên bàng quang làm bà bầu tiểu nhiều hơn. Ảnh: Internet.

1.6. Khớp xương bà bầu mềm đi

Để chuẩn bị cho em bé ra đời một cách thuận lợi, cơ thể bà bầu bắt đầu sản sinh ra hormone ralaxin – đây là hormone khiến các cơ, khớp mềm đi, giúp em bé chào đời thuận lợi hơn. Tuy nhiên mẹ cũng lưu ý lúc này cơ thể dễ mất cân bằng, vì thế cần đi đứng, di chuyển cẩn thận để tránh va đập hay ngã đột ngột nhé!

1.7. Vỡ nước ối

Chắc hẳn khá nhiều mẹ biết đến dấu hiệu chuyển dạ này. Một số ít những thai phụ sinh con ngay sau khi vỡ ối, còn phần đông những phụ nữ khác thường mất tới vài giờ mới thực sự lâm bồn. Nhưng đó cũng chính là 1 trong những dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh giúp mẹ nhận biết.

1.8. Tiêu chảy

Nếu có dấu hiệu tiêu chuản thì có thể là dấu hiệu bạn sắp lâm bồn rồi đấy. Có thể bạn chưa biết, nhưng có rất nhiều chị em sau khi trải qua thời kì sinh nở đều chia sẻ điều này và cảm thấy điều đó hoàn toàn bình thường.

tiêu chảy khi chuyển dạ sinh

Nếu bạn thắc mắc chuyển dạ có dấu hiệu gì thì tiêu chảy là một biểu hiện rõ nhất. Ảnh: Internet.

Nguyên nhân của chứng tiêu chảy trước khi sinh nở là do hóc – môn prostaglandin kích thích ruột. Trong trường hợp này, bạn cần tránh ăn những đồ ăn nhiều chất béo, tránh ăn quá nhiều. Nên uống nhiều nước và chuẩn bị sắn sàng tâm lý trước khi lâm bồn.

2. Chuyển dạ khi nào nên nhập viện

Sau khi theo dõi chuyển dạ có dấu hiệu gì và xác nhận mình thực sự chuyển dạ thì các mẹ nên bình tĩnh thu xếp đồ dùng cần thiết, thông báo cho người thân và di chuyển đến bệnh viện.


Tuy nhiên, nếu bạn đã có những dấu hiệu chuyển dạ đặc biệt sau thì cần vào viện ngay, càng sớm càng tốt:

  • Các cơn đau xuất hiện cách nhau dưới 5 phút. Muốn biết điều này, khi các cơn đau bắt đầu bạn cần nên đo thời gian từ lúc bắt đầu cơn gò này đến lúc bắt đầu cơn gò tiếp theo.
  • Bạn thấy vỡ ối hoặc ra máu tươi nhiều
  • Bạn không chịu được những cơn đau co thắt và cần sự giúp đỡ của chuyên gia y tế.

Nếu bạn đã đăng ký sinh tại một bệnh viện nào đó thì nên gọi điện thông báo cho họ biết trước rằng bạn đã có dấu hiệu chuyển dạ gần sinh để cho chuẩn bị đón tiếp.

nhập viện ngay khi vỡ ối

Nhập viện ngay thì thấy những cơn co thắt hoặc bị vỡ ối. Ảnh: Internet.

3. Những đồ dùng cần có khi nhập viện sinh con

Việc chuẩn bị đầy đủ đồ dùng để đến bệnh viện sau khi xác nhận có dấu hiệu chuyển dạ cũng là mối quan tâm của nhiều sản phụ. Cụ thể các mẹ nên chuẩn bị các thứ sau:

3.1. Giấy tờ, hồ sơ để nhập viện

Bạn có thể quên một vài đồ dùng cá nhân và nhờ người nhà về lấy nhưng nhất thiết những giấy tờ sau thì không được phép, bởi chúng rất cần thiết khi bà bầu nhập viện.

  • Giấy tờ tùy thân như chứng minh thư, bảo hiểm y tế muốn nhập viện bạn bắt buộc phải có nên photocopy sẵn và mang cả bản photocopy lẫn bản gốc, bởi nhiều bệnh viện chỉ cần bản photocopy và đối chiếu với bản gốc mà thôi.
  • Sổ khám thai, kết quả xét nghiệm trong suốt quá trình mang thai: Nếu có sẵn các giấy tờ này, bác sỹ sẽ biết tình trạng phát triển thai nhi, sức khỏe của mẹ có điều gì bất thường phải cẩn thận trong quá trình sinh nở không.
  • Mã số nhập sinh tại viện: Tầm tuần thứ 30 của thai kỳ, mẹ bầu đã đi làm hồ sơ sinh tại viện và được cấp mã số nhập sinh. Đến ngày sinh nở, bạn cần cung cấp mã số này để bên hành chính bệnh viện làm hồ sơ.
  • Thẻ ngân hàng và tiền mặt thanh toán viện phí.
giấy tờ khi nhập viện sinh

Các mẹ nên chuẩn bị giấy tờ cần thiết trước khi đặt chân đến bệnh viện. Ảnh: Internet.

3.2. Đồ dùng cho mẹ và bé

Nên chuẩn bị 1, 2 bộ đồ cho mẹ và vài bộ đồ cho bé như quần áo, tã, băng quấn rốn, bao tay, bao chân, mũ  thóp, khăn ủ bé, bỉm trẻ em,…


Chuẩn bị đồ dùng cá nhân cho mẹ như bàn chải đánh răng, khăn mặt, lược… Bỉm cho mẹ không cần mang vì bệnh viện đã chuẩn bị sẵn.


Sau khi theo dõi bà bầu chuyển dạ có dấu hiệu gì trên đây chắc hẳn các sản phụ đã có thêm nhiều kiến thức bổ ích cho bản thân, biết được cách nhận biết các dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh nhanh nhất và kịp thời đến bệnh viện, đảm bảo an toàn cho sức khỏe của cả người mẹ và bé khi chào đời. Chúc các mẹ vượt cạn “mẹ tròn con vuông” và hãy luôn đồng hành cùng chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin sinh sản hữu ích nhé.

We will be happy to hear your thoughts

      Leave a reply

      adayne.vn
      Logo
      Compare items
      • Total (0)
      Compare
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Shopping cart