Tham gia Hội Săn Sales Adayne.vn

Các cơn đau chuyển dạ của bà bầu diễn ra như thế nào?

Các cơn đau chuyển dạ trong thời gian mang thai luôn là điều thắc mắc của các mẹ bầu, nhất là những người lần đầu làm mẹ chưa có kinh nghiệm sinh nở. Ngày nay nhiều mẹ chọn sinh mổ để không phải đối mặt với các cơn đau chuyển dạ, tuy nhiên cũng còn rất nhiều chị em phụ nữ chọn phương pháp sinh tự nhiên. Khi chọn đẻ tự nhiên thì chắc chắn bạn phải đối mặt với các cơn đau chuyển dạ, nhưng không phải cứ xuất hiện các cơn đau bụng là thời điểm sinh con đã tới đâu nhé. Trong thực tế, bà bầu có thể xuất hiện nhiều cơn đau khác nhau như đau bụng chuyển dạ giả, đau chuyển dạ sinh non, đau chuyển dạ thật,…Cảm giác của các cơn đau chuyển dạ này hoàn toàn khác nhau, nên các mẹ cần phân biệt để biết được thời điểm vào viện thích hợp nhất, tránh được những nguy hiểm không mong muốn.Để giúp các mẹ bầu có thể nhận định các cơn đau chuyển dạ của mình một cách chuẩn nhất, sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ chi tiết về các cơn đau chuyển dạ trong bài viết dưới đây, mời các mẹ cùng theo dõi để có thêm nhiều kiến thức sinh sản hữu ích nhé.

các cơn đau chuyển dạ

Các cơn đau chuyển dạ luôn khiến mẹ bầu bối rối. Ảnh: Internet.

1. Cơn đau co thắt sinh non

Những cơn co thắt thường xuyên ở khoảng trước tuần thứ 37 của thai kỳ có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng sinh non. Thời gian các cơn đau chuyển dạ thường sẽ tuân theo một chu kỳ nhất định. Ví dụ, nếu bạn bị co thắt 10 – 12 phút mỗi tiếng, bạn có thể sắp bị sinh non.


Trong quá trình co thắt, toàn bộ bụng của bạn sẽ cứng lên. Cùng với việc căng tức, đau ở tử cung thì bạn sẽ cảm thấy:

  • Đau âm ỉ ở lưng
  • Tăng áp lực ở vùng chậu
  • Tăng áp lực ở vùng bụng
  • Chuột rút

Bạn nên hỏi bác sỹ hoặc đến bệnh viện ngay nếu những dấu hiệu này đi kèm với việc ra dịch hồng hoặc máu âm đạo, tiêu chảy hoặc chảy dịch ối.

cơn đau co thắt sinh non

Các cơn đau co thắt trước tuần 37 có thể là dấu hiệu sinh non. Ảnh: Internet.

Bạn cần chú ý đến thời gian và tần suất của các cơn đau chuyển dạ cũng như các triệu chứng kèm theo. Khi đến bệnh viện, những thông tin về các cơn co thắt sẽ giúp bác sỹ có chẩn đoán và phương pháp điều trị thích hợp, chẳng hạn như dùng thuốc ngăn chặn việc chuyển dạ giả hoặc chuẩn bị cho bạn sinh nở (nếu cần).


Yếu tố nguy cơ của cá cơn đau chuyển dạ sinh non bao gồm:

  • Mang đa thai (sinh đôi, sinh ba)
  • Bà bầu có bất thường về tử cung, vùng chậu hoặc nhau thai
  • Bà bầu hút thuốc lá hoặc lạm dụng ma túy, chất gây nghiện
  • Căng thẳng ở mức độ cao trong thời gian mang thai
  • Có tiền sử sinh son
  • Bà bầu mắc một số bệnh nhiễm trùng
  • Bà bầu thừa cân hoặc thiếu cân trước khi mang thai
  • Không được chăm sóc đầy đủ trước sinh
hút thuốc là yếu tố gây sinh non

Hút thuốc, uống rượu là yếu tố gây sinh non ở bà bầu. Ảnh: Internet.

2. Cơn đau chuyển dạ giả (Co thắt Braxton – Hicks)

Khi mang thai đến tháng thứ 4, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy tử cung mình xuất hiện hiện tượng co thắt, các cơn co thắt này còn được gọi co thắt Braxton – Hicks. Những cơn co thắt Braxton – Hicks xuất hiện không thường xuyên và không đều đặn, đây chỉ là cách cơ thể “tập luyện” các cơ tử cung cho sinh nở sau này.


Các cơn đau chuyển dạ giả có các đặc tính sau đây:

  • Đau chuyển dạ giả thường không gây đau đớn
  • Cơn co thắt thường tập trung vào phần bụng khiến bụng bạn có cảm giác căng tức
  • Bạn có thể sẽ cảm thấy hơi khó chịu vào thời điểm cơn co thắt xảy ra.
  • Những cơn co thắt này sẽ không trở nên mạnh hơn, dài hơn hay gần nhau hơn và chắc chắn là không gây ra những thay đổi ở cổ tử cung của bạn.
  • Các cơn đau chuyển dạ giả có thể sẽ xuất hiện khi bạn mệt mỏi, mất nước hoặc đi bộ, đứng quá lâu. Chuyển dạ giả thường sẽ giảm bớt nếu bạn thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày của bạn.
các cơn đau chuyển dạ giả

Các mẹ bầu thường gặp cơn đau chuyển dạ giả. Ảnh: Internet.

Trước khi hỏi bác sỹ, bạn có thể thử một vài mẹo nhỏ dưới đây để xem các cơn co thắt này có biến mất hay không:

  • Uống nhiều nước
  • Thay đổi tư thế (ví dụ từ đứng sang ngồi)
  • Ngừng công việc đang làm và nghỉ ngơi

Nếu bạn đã thử 3 cách trên mà cơn co thắt Braxton-Hicks không biến mất hoặc có xu hướng nặng hơn, bạn nên hỏi bác sỹ để có biện pháp xử lý kịp thời nhất..

3. Cơn đau chuyển dạ thật sắp sinh con

Không giống như các cơn đau chuyển dạ giả Braxton-Hicks, khi cơn co thắt do chuyển dạ thật bắt đầu, chúng sẽ không chậm lại hay ngừng hẳn khi áp dụng các biện pháp như uống nước hoặc nghỉ ngơi. Thay vào đó, các cơn co thắt diễn ra ngày càng dài hơn, mạnh hơn và tần suất thường xuyên hơn. Nhiệm vụ của các cơn co thắt khi chuyển dạ thật là để làm giãn cổ tử cung, tạo kênh sinh nở để giúp em bé chào đời.

cơn đau chuyển dạ thật

Cơn đau chuyển dạ thật làm tử cung giãn mở. Ảnh: Internet.

3.1. Giai đoạn chuyển dạ sớm

Các cơn đau chuyển dạ trong giai đoạn này thường nhẹ, kéo dài trong khoảng từ 30 đến 90 giây, và đến tương đối đều đặn. Khoảng cách giữa từng cơn cơ thắt khi mới bắt đầu có thể rất xa nhau, nhưng ở cuối giai đoạn chuyển dạ sớm thì khoảng cách giữa các cơn co thắt chỉ khoảng 5 phút 1 lần.


Trong suốt giai đoạn chuyển dạ sớm, sẽ có các dấu hiệu cho biết rằng bạn thực sự sắp sinh, ví dụ như cổ tử cung sẽ bắt đầu mở ra, hoặc có một chút dịch màu hồng hoặc lẫn máu chảy ra từ âm đạo. Đó là dấu hiệu của việc nút nhầy cổ tử cung sắp được đẩy ra, bạn cũng có thể thấy hiện tượng rỉ ối hoặc vỡ ối kèm theo.

3.2. Giai đoạn chuyển dạ tích cực

Các cơn co thắt đến trong giai đoạn chuyển dạ tích cực sẽ có cường độ mạnh hơn so với giai đoạn chuyển dạ sớm. Trong giai đoạn này, cổ tử cung của bạn sẽ mở ra khoảng từ 4 – 10 cm, các cơn đau chuyển dạ bao phủ toàn bộ cơ thể. Các cơn co thắt có thể bắt đầu ở lưng và di chuyển xung quanh phần thân và lan đến bụng, hai chân của bạn cũng có thể bị chuột rút và đau.


Các cơn co thắt trong giai đoạn chuyển dạ tích cực thường kéo dài từ 45 – 60 giây, và cách nhau từ 3 – 5 phút. Nếu bạn nghi ngờ mình đang ở trong giai đoạn chuyển dạ tích cực, hãy gọi cho bác sỹ và nên đến bệnh viện.

giai đoạn chuyển dạ tích cực

Chuyển dạ tích cực là giai đoạn thai nhi chuẩn bị ra đời. Ảnh: Internet.

Trong phần cuối của giai đoạn chuyển dạ tích cực, cổ tử cung sẽ mở từ 7 – 10cm, các cơn co thắt sẽ kéo dài từ 60 – 90 giây và chỉ cách nhau từ 30 giây đến 2 phút. Thậm chí các cơn co thắt sẽ liên tục khi bạn chuẩn bị sổ thai và sổ rau.


Đau đầu nhẹ và buồn nôn là những triệu chứng thường đi kèm với những cơn co thắt trong giai đoạn chuyển dạ tích cực. Khi bạn ở trong giai đoạn này, bạn sẽ thấy:

  • Bốc hỏa trong người
  • Ớn lạnh
  • Buồn nôn
  • Đầy hơi

Tuy nhiên, đây chỉ là những thông tin cơ bản, trải nghiệm và các cảm giác chuyển dạ sẽ khác nhau với từng phụ nữ, và từng lần mang thai.


Chắc chắn khi chuẩn bị sinh con thì các mẹ bầu đều phải trải qua các cơn đau chuyển dạ này, tùy vào cơ địa và sức khỏe mỗi người mà cơn đau có biểu hiện khác nhau, chính vì vậy các bà bầu hãy bổ sung đầy đủ kiến thức cho bản thân để xác định được thời gian vào viện sinh con thích hợp nhất. Hy vọng với những chia sẻ của chúng tôi trên đây sẽ giúp ích được cho các mẹ bầu, chúc các bạn vượt cạn thành công “mẹ tròn con vuông” và hãy luôn đồng hành cùng chúng tôi để có thêm nhiều kiến thức bổ ích nhé.

We will be happy to hear your thoughts

      Leave a reply

      adayne.vn
      Logo
      Compare items
      • Total (0)
      Compare
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Shopping cart