Tham gia Hội Săn Sales Adayne.vn

Cảm giác đau chuyển dạ thế nào chính xác nhất? Khi nào cần nhập viện?

Câu hỏi đau chuyển dạ thế nào là thắc mắc quen thuộc và thường gặp ở mọi chị em phụ nữ. Từ xưa đến nay, mọi người thường nói rằng không đau gì bằng đau đẻ để chứng tỏ cơn đau khi sinh con vô cùng đau đớn. Tuy ngày nay công nghệ hiện đại tiên tiến giúp các sản phụ sinh con bớt đau đớn hơn, nhưng nếu lựa chọn sinh thường thì các mẹ bắt buộc phải trải qua các cơn đau chuyển dạ. Thông thường trong 3 tháng cuối của thai kỳ, các mẹ có thể gặp những cơn đau chuyển dạ giả, những cơn đau này khiến mẹ mệt mỏi khó chịu nhưng vẫn trong khả năng chịu đựng. Khi đau chuyển dạ thật, các mẹ sẽ cảm thấy đau đến mức không nói nên lời và nếu không từng trải qua thì chắc hẳn bạn sẽ không thể nào hiểu được cơn đau chuyển dạ thế nào đâu.Nếu là lần đầu mang thai chắc hẳn các mẹ bầu sẽ tò mò cảm giác đau chuyển dạ thế nào đúng không? Theo các nhà nghiên cứu lý giải, cơn đau chuyển dạ giống như đau bụng kinh nhưng mạnh gấp hơn 10 lần, với tần suất vô cùng nhịp nhàng báo hiệu thời điểm thai nhi đang được đẩy ra ngoài. Và để tìm hiểu kỹ hơn về cảm giác đau chuyển dạ thế nào? Đau chuyển dạ thế nào nên nhập viện?…..mời mọi người cùng theo dõi những chia sẻ trong bài viết dưới đây nhé.

cẩm giác đau chuyển dạ thế nào

Bà bầu luôn thắc mắc đau chuyển dạ thế nào khi sắp sinh con. Ảnh: Internet.

1. Đau chuyển dạ thế nào?

Nếu bạn sắp sinh và muốn hỏi kinh nghiệm đau đẻ chuyển dạ từ những chị em đã có kinh nghiệm sinh con trước đó, chắc hẳn bạn sẽ được nghe nhiều câu trả lời khác nhau. Đúng vậy, cơ thể mỗi người mỗi khác, chính vì vậy việc đau đẻ cũng không ai giống ai. Có mẹ trải qua quá trình sinh nở rất đỗi đơn giản và nhẹ nhàng, nhưng cũng có không ít mẹ phải vật vã với cơn đau chuyển dạ.


Có rất nhiều nghiên cứu để giải đáp cho câu hỏi đau chuyển dạ thế nào? Theo các chuyên gia, khó mà mô tả chính xác được cảm giác đau chuyển dạ thế nào vì tùy thuộc vào vị trí của thai nhi và sức khỏe của người mẹ mà cảm giác ở mỗi người lại có khác nhau một chút. Tuy nhiên, về cơ bản thì bạn có thể chuẩn bị tinh thần bằng một số mô tả dưới đây:


Sự co thắt chuyển dạ là các cơ tử cung của người mẹ siết lại rất mạnh rồi thả ra để từ từ đưa con vào đúng vị trí. Nếu bạn đặt tay lên bụng mình vào lúc đang có cơn co thắt thì có thể cảm thấy tử cung như cứng lại, cảm giác cơ thể mình đang tạo thành sóng nhấp nhô.

đau chuyển dạ ngày càng mạnh hơn

Cơn đau chuyển dạ càng lúc càng đau mạnh hơn rất nhiều. Ảnh: Internet.

Cảm giác co thắt khi chuyển dạ giống như đau bụng kinh – chỉ có điều mức độ tăng lên gấp 10 lần và mỗi lúc một ghê gớm hơn, có thể đi kèm với cảm giác đau lưng, đau dọc hông hoặc chuột rút, hoặc cảm thấy đau nặng bụng dưới, cảm thấy cần đi vệ sinh hoặc chỉ là thấy hơi khó chịu. Ngoài ra, trong giai đoạn chuyển dạ, mẹ cũng có thể bị đau lưng thêm do vị trí của thai nhi nằm đè lên các dây thần kinh lưng có thể khiến mẹ đau khủng khiếp.


Cảm giác của các cơn co thắt cũng thay đổi theo độ dài thời gian kể từ lúc bạn bắt đầu chuyển dạ, càng về sau càng đều, dồn dập và dữ dội hơn!


Theo các chuyên gia nghiên cứu thì các cơn co thắt chuyển dạ diễn ra theo 3 giai đoạn chính:

1.1. Giai đoạn 1: giai đoạn cổ tử cung có sự xóa mở

Trong thời gian mang thai cổ tử cung luôn luôn đóng kín và được bịt kín bởi một nút nhầy cổ tử cung, bảo vệ thai nhi khỏi vi khuẩn xâm nhập. Nên khi chuyển dạ, cổ trong và cổ ngoài tử cung nhập lại với nhau tạo thành một cái phên mỏng và từ từ cổ tử cung mở ra. Khi có sự chuyển dạ, dưới tác dụng của cơn co tử cung, nút nhầy được thoát ra hòa lẫn ít máu bởi sự vỡ một số các mao mạch trên cổ tử cung, tạo ra dịch nhầy màu hồng được chia ra làm 2 thời kỳ, bao gồm thời kỳ tiềm và thời kỳ hoạt động:

xóa mở cổ tử cung

Cổ tử cung mở dần trong giai đoạn đầu chuyển dạ. Ảnh: Internet.

Thời kỳ tiềm thời, các mẹ thấy cơn đau bụng chuyển dạ nhẹ từng cơn, biểu hiện cơn co tử cung thời gian ngắn và thời gian nghỉ dài, trung bình cơn co khoảng 20 giây đến 30 giây, sau đó nghỉ 2 phút đến 3 phút. Rồi lại tiếp tục cơn đau bụng chuyển dạ khác ngày một tăng dần hơn, tại thời điểm này cổ tử cung mở khoảng 2- 3 cm.


Thời kỳ hoạt động, các mẹ cảm thấy cơn đau bụng chuyển dạ ngày một nhiều hơn, đau bụng tăng lên, trung bình cơn co tử cung 35 giây đến 45 giây, thời gian nghỉ ngắn dần từ 1 phút 30 giây đến 1 phút 25 giây. Cổ tử cung của mẹ mở nhiều hơn  6 – 9 cm. Nếu không chịu được những cơn đau chuyển dạ thì các mẹ có thể hỏi bác sĩ để được dùng thuốc giảm đau với mục tiêu cắt đứt cơn đau bụng chuyển dạ, giúp cho mẹ không còn cảm giác đau nữa nhưng tiến trình cuộc chuyển dạ vẫn tiếp diễn.

1.2. Giai đoạn 2: giai đoạn thai nhi sổ ra ngoài

Khi cổ tử cung mở trọn vẹn 10 cm, cơn co tử cung tăng cao với cường độ mạnh dần trung bình từ 100 – 110mmHg thì lúc này đầu thai nhi đã lọt thấp, túi ối vỡ. Dưới sự hướng dẫn của bác sĩ và nữ hộ sinh thì mẹ có những cơn rặn sinh kết hợp với cơn co tử cung để thai nhi sổ ra ngoài.

giai đoạn sổ thai nhi

Giai đoạn thai nhi sổ ra ngoài rất đau đớn do tử cung co bóp cường độ mạnh. Ảnh: Internet

1.3. Giai đoạn 3: giai đoạn sổ nhau.

Sau khi thai nhi đã ra ngoài, mẹ cảm giác cơn đau bụng nhẹ, lúc này tử cung co lại giúp cho nhau bong và sổ ra ngoài. Chính giai đoạn này bác sĩ sẽ chủ động lấy nhau, gọi là xử trí tích cực giai đoạn 3, nhằm giúp hạn chế tối đa lượng mất máu của mẹ. Biện pháp này giúp giảm thiểu xuống 6 lần tình trạng mất máu, phòng ngừa trong băng huyết sau sinh.

2. Đau chuyển dạ thế nào thì nên nhập viện?

Khi có dấu hiệu chuyển dạ chưa chắc đã sinh ngay nên các mẹ hãy bình tĩnh chuẩn bị đầy đủ mọi thứ cần thiết như quần áo, giấy tờ tùy thân,…trước khi đi sinh. Nhưng nếu thấy các hiện tượng lạ dưới đây thì mẹ nên nhập viện ngay lập tức:

  • Bà bầu vỡ nước ối màu vàng, nâu thì nên nhập viện ngay vì có thể nguy hiểm cho thai nhi.
  • Bà bầu không cảm nhận được thai máy hoặc bạn nhận thấy, tần suất thai máy giảm đi một cách khó hiểu trong quá trình chuyển dạ
  • Bà bầu bị ra máu, bị đau bụng liên tục hoặc bị sốt.
chuyển dạ ra máu hồng

Đau chuyển dạ kèm theo ra máu hay bị sốt thì nên nhập viện ngay lập. Ảnh: Internet.

  • Bà bầu bắt đầu có những cơn co tử cung trước tuần thứ 37, đi kèm những dấu hiệu mà bạn phỏng đoán là có khả năng chuyển dạ sớm.
  • Bà bầu liên tục bị đau đầu, thay đổi thị giác, đau bụng dưới, bụng bị sưng phồng có thể đó là dấu hiệu cảnh báo bạn bị mắc chứng tiền sản giật.

Sau khi theo dõi thông tin cảm giác đau chuyển dạ thế nào trên đây, chắc hẳn các mẹ bầu đã có thêm nhiều kiến thức hữu ích cho bản thân về cơn đau chuyển dạ và nhanh chóng phát hiện cơn đau của mình có phải cảnh báo thời điểm sắp sinh đã tới không, để có thể nhập viện chờ sinh an toàn, tránh những nguy hiểm không mong muốn có thể xảy ra. Chúc các mẹ bầu vượt cạn thành công, bé yêu ra đời khỏe mạnh, dễ dàng.

We will be happy to hear your thoughts

      Leave a reply

      adayne.vn
      Logo
      Compare items
      • Total (0)
      Compare
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Shopping cart