Tham gia Hội Săn Sales Adayne.vn

Chuyển dạ giả là gì? Chuyển dạ giả phải làm sao để giảm bớt khó chịu?

Chuyển dạ giả là gì? Câu hỏi quen thuộc của mọi bà bầu khi bước vào tháng cuối thai kỳ. Càng gần đến ngày dự sinh thì các mẹ càng lo lắng vì không biết lúc nào mình sẽ chuyển dạ sinh con. Không phải cứ xuất hiện cơn đau là dấu hiệu chuyển dạ đâu nhé, vì một số cơn đau trong tháng cuối thai kỳ có thể là cơn gò sinh lý Braxton-Hicks hay cơn gò chuyển dạ giả. Nếu mẹ cảm thấy tử cung có những cơn gò nhẹ khoảng 30 – 60 giây, xuất hiện một vài lần trong ngày và biến mất khi bạn nằm nghỉ thì đó chắc chắn là cơn đau chuyển dạ giả. Đa số các mẹ đã từng sinh tự nhiên một lần thì chắc hẳn sẽ cảm nhận được sự khác biệt của cơn đau chuyển dạ thật và chuyển dạ giả.Hầu như mọi mẹ bầu đều gặp tình trạng chuyển dạ giả khi sắp bước vào thời kỳ sinh con. Vậy chuyển dạ giả là gì? Phân biệt chuyển dạ giả và thật như thế nào? cách xử lý khi chuyển dạ giả,….tất cả sẽ được chia sẻ chi tiết trong bài viết dưới đây, mời mọi người cùng tham khảo nhé.

chuyển dạ giả là gì

Mẹ bầu thắc mắc chuyển dạ giả là gì?. Ảnh: Internet.

1. Chuyển dạ giả là gì?

Những cơn gò chuyển dạ giả thường xuất hiện trong tam cá nguyệt thứ 3 hoặc tam cá nguyệt thứ 2. Đây là một dấu hiệu bình thường khi mang thai và được gọi là cơn gò sinh lý, người đầu tiên mô tả và nhắc đến những cơn đau này từ năm 1872 là bác sĩ người Anh, John Braxton Hick.


Vậy chuyển dạ giả là gì? Thông thường cơn gò Braxton-Hicks chỉ là những cơn gò nhẹ, diễn ra trong 30-60 giây, mỗi ngày vài lần, không gây đau đớn nhưng nhiều chị em có cảm giác khó chịu. Nó xảy ra khi thai nhi trong bụng mẹ chuyển động hoặc mẹ chạm tay vào bụng bầu, cũng có thể sau khi mẹ bầu quan hệ tình dục, khi bàng quang căng đầy nước.


Các cơn gò sinh lý kiểu này không làm giãn mở cổ tử cung, ngược lại các chuyên gia còn nhận thấy nó giúp cơ tử cung săn chắc hơn, làm gia tăng quá trình lưu thông máu đến nhau thai và là tín hiệu cho thấy tử cung đã sẵn sàng khi cơn chuyển dạ thực sự xuất hiện.

chuyển dạ giả không kéo dài

Chuyển dạ giả thường nhẹ và không kéo dài. Ảnh: Internet.

Đa phần những chị em lần đầu mang thai cho rằng cơn gò Braxton-Hicks làm mẹ đau đớn, không thoải mái nhưng thực tế là họ chưa trải nghiệm cảm giác đau đẻ thực sự nên mới nhận xét như vậy. Sự lo lắng, căng thẳng chỉ khiến cơn gò trở nên đau hơn nhưng chỉ cần bạn thay đổi tư thế hoặc dành thời gian nghỉ ngơi thì cơn gò sinh lý này sẽ nhanh chóng biến mất.

2. Cách giảm khó chịu khi chuyển dạ giả

Sau khi biết cơn đau chuyển dạ giả là gì thì các mẹ nên học cách giảm khó chịu của những cơn đau này, mang lại sự thoải mái cho bản thân. Sau đây là những biện pháp để giảm bớt sự khó chịu, đau đớn:

  • Bạn có thể gọi điện cho bác sĩ điều trị của mình để xin tư vấn. Qua giọng nói điện thoại, bác sĩ cũng có thể biết bạn đang trải qua cơn gò chuyển dạ giả hay thật. Nếu là cơn đau thật, mẹ bầu khó mà giữ được sự tập trung nói chuyện với bác sĩ.
  • Đi bộ hoặc thay đổi vị trí nằm: đây cũng là một cách đơn giản giúp mẹ bầu phân biệt cơn gò chuyển dạ và cơn gò sinh lý. Nếu thấy cơn đau giảm dần thì đó là cơn gò Braxton-Hicks.
  • Tắm nước hơi ấm: giúp cơ thể thư giãn, làm dịu tử cung. Nhiều mẹ bầu phương Tây lựa chọn ngâm mình trong nước ấm trong có cơn đau chuyển dạ và sinh con dưới nước để giảm bớt đau đớn và tốt cho trẻ sơ sinh.
  • Massage giúp mẹ bầu bớt căng thẳng, lo lắng, đồng thời kiểm soát các cơn co thắt. Người nhà có thể massage lưng, hông giữa những cơn co để bà bầu dễ chịu.
massage giảm đau khi chuyển dạ giả

Khi đau chuyển dạ giả các mẹ nên massage để giảm bớt cơn co. Ảnh: Internet.

  • Bình tĩnh: đây là việc quan trọng cần làm để chị em phân biệt giữa cơn gò sinh lý và cơn đau chuyển dạ từ đó hiểu điều gì đang xảy ra để xử trí. Khi đau chuyển dạ thật, bạn cũng chưa cần nôn nóng phải nhập viện ngay. Bạn có thể tắm rửa sạch sẽ, chuẩn bị đồ đạc đi sinh đầy đủ rồi mới lên xe nhập viện. Hãy nhớ rằng, cổ tử cung còn mất thêm một khoảng thời gian nữa mới giãn mở để em bé chào đời.
  • Học cách hít thở: Ngoài ra, mẹ bầu cần học cách thở khi sinh, tập trung vào nhịp thở khi có cơn co chuyển dạ thật. Chị em không nên la hét vì điều này khiến bản thân thêm mệt, mất sức nhanh.

3. Khi nào nên đến bệnh viện?

Các cơn đau chuyển dạ giả không cần vào viện vì thời điểm sinh chưa tới. Các mẹ chỉ nên vào viện khi:

  • Cảm thấy áp lực trên vùng chậu ngày càng dữ dội với cường độ cao hơn.
  • Mẹ thấy chảy máu và tăng tiết dịch âm đạo.
  • Mẹ thấy một sự thay đổi lớn trong cử động của em bé.
  • Mẹ bầu bị vỡ ối.
bà bầu đến bệnh viện khi co thắt mạnh dần

Các mẹ nên đến bệnh viện khi có cơn co thắt mạnh và liên tục. Ảnh: Internet.

Đặc biệt khi đã xuất hiện những cơn co như dưới đây thì cần nhanh chóng vào viện:

  • Mẹ bầu đau đến mức không thể nói chuyện
  • Các cơn đau kéo dài hơn 60 giây
  • Các cơn đau cách nhau 5 phút trong ít nhất một giờ

Chắc hẳn sau khi theo dõi bài viết trên đây, các mẹ đã giải đáp được câu hỏi chuyển dạ giả là gì và biết cách phân biệt các cơn đau chuyển dạ để chọn thời điểm vào viện chờ sinh phù hợp nhất rồi đúng không nào. Mong rằng những chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp ích được cho các mẹ khi bước vào giai đoạn sinh đẻ. Chúc các mẹ vượt cạn dễ dàng “mẹ tròn con vuông” và hãy luôn đồng hành cùng chúng tôi để cập nhật thêm nhiều kiến thức hữu ích nhé.

We will be happy to hear your thoughts

      Leave a reply

      adayne.vn
      Logo
      Compare items
      • Total (0)
      Compare
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Shopping cart