Tham gia Hội Săn Sales Adayne.vn

Dấu hiệu chuyển dạ thật sự sắp sinh trong 24h mẹ cần nhập viện ngay

Các dấu hiệu chuyển dạ trong tháng cuối thai kỳ sẽ giúp các mẹ có thể biết được chính xác thời điểm thai nhi muốn chào đời để gọi bác sĩ đúng lúc. Càng gần đến ngày dự sinh các mẹ càng lo lắng và háo hức trông ngóng khoảnh khác ra đời của bé yêu đúng không nào. Thời điểm sắp sinh của bà bầu được nhận biết thông qua dấu hiệu chuyển dạ. Ở mỗi thai phụ, dấu hiệu chuyển dạ lại khác nhau, nhưng đều có đặc trưng là những cơn co thắt tử cung, chảy dịch nhầy,…nên các mẹ cần chú ý để chọn thời điểm nhập viện, đảm bảo an toàn cho quá trình lâm bồn quả bản thân.Tuy nhiên, trong tuần cuối thai kỳ các mẹ có thể gặp những dấu hiệu chuyển dạ giả khiến các bạn nhầm tưởng thời gian sinh đã tới. Vậy dấu hiệu chuyển dạ thực sự là như thế nào? làm sao nhận biết các dấu hiệu chuyển dạ trong 24h? bà bầu chuyển dạ sinh con cần lưu ý những gì?….mời mọi người cùng theo dõi những chia sẻ trong bài viết dưới đây để giải đáp băn khoăn của bản thân và bổ sung thêm những kiến thức sinh sản hữu ích nhé.

dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh con

Các dấu hiệu chuyển dạ sinh con luôn là nỗi lo lắng của bà bầu. Ảnh: Internet

1. Chuyển dạ là gì?

Chuyển dạ là một quá trình sinh lý làm cho thai và phần phụ của thai được đưa ra ngoài buồng tử cung qua đường âm đạo. Chuyển dạ đủ tháng ở bà bầu là chuyển dạ xảy ra từ đầu tuần 38 đến cuối tuần 42, lúc này thai nhi đã có thể sống độc lập ngoài tử cung người mẹ.

2. Dấu hiệu chuyển dạ thật sự ở bà bầu

2.1. Bà bầu cảm thấy bụng tụt xuống dưới

Bà bầu thường cảm thấy khó thở hơn khi thai nhi càng ngày càng lớn, nguyên nhân là do thai nhi đè lên cơ hoành người mẹ. Chính vì vậy khi các mẹ cảm thấy hít thở thoải mái, dễ dàng hơn thì đó là do bé tụt xuống sâu vùng xương chậu chuẩn bị ra đời, đồng thời các mẹ sẽ đi tiểu thường xuyên hơn do áp lực của thai nhi lên bàng quang. Bà bầu cảm thấy trẻ càng tụt xuống sâu vùng khung xương chậu thì có nghĩa là ngày sinh nở đã càng tới gần rồi đấy.

bụng tụt xuống dưới khi sắp sinh

Cảm giác bụng tụt xuống dưới là dấu hiệu sắp sinh sắp tới. Ảnh: Internet

2.2. Xuất hiện dịch nhầy

Trong thời gian mang thai, cổ tử cung đóng và được làm dày lên bởi một lớp chất nhầy để ngăn ngừa viêm nhiễm từ bên ngoài tác động đến bào thai. Nhưng khi bạn sắp đến ngày sinh, cổ tử cung bắt đầu giãn mềm ra để chuẩn bị cho em bé ra ngoài, do đó lớp dịch nhầy này cũng bị phá vỡ và chảy ra ngoài. Nếu bà bầu cảm thấ lượng dịch nhầy chảy ra khá nhiều, đặc và có thể kèm theo các tia máu hoặc nhiều máu do cổ tử cung bị rạn ra quá mức thì có nghĩa là thai nhi đã muốn ra ngoài rồi đấy.

2.3. Bà bầu có các cơn đau co tử cung

Khi tới gần ngày sinh, bạn sẽ thấy tử cung xuất hiện các cơn co thắt khó chịu. Điều cần thiết là bà bầu phải làm là phân biệt cơn co thật và cơn co giả. Không giống như những cơn co thắt khi chuyển dạ, các cơn co chuyển dạ giả thường xuất hiện không đều đặn, không thường xuyên, không nhẹ nhàng như các cơn co tử cung của chuyển dạ giả, chuyển dạ thật đau hơn nhiều. Chúng tạo nên cường độ mạnh đến mức bạn không thể đi lại hay nói chuyện. Các cơn co chuyển dạ thường mạnh và liên tục, cách nhau từ 5 – 7 phút ít nhất trong một giờ, tức là bạn đang trong dấu hiệu chuyển dạ rồi đấy.

cơn co thắt chuyển dạ mạnh dần

Các cơn co thắt chuyển dạ có mức độ mạnh dần. Ảnh: Internet.

2.4. Vỡ nước ối

Vỡ nước ối là dấu hiệu chuyển dạ cho biết bạn chuẩn bị phải sinh gấp, không được chậm trễ vì môi trường sống của thai nhi đang mất dần và bé có thể bị nhiễm. Tuy nhiên, trong một nghiên cứu, trường hợp vỡ nước ối trước khi có những cơn co thắt thường xuyên chỉ chiếm 18% các ca sinh.


Nếu bạn không bị chảy nước ối ra ngoài một cách ồ ạt, bạn cũng có thể cảm nhận được sự rò rỉ nhỏ bởi vì đầu của em bé lúc này đã lộn xuống dưới và ngăn cản nước ối chảy ra ngoài nhanh. Thông thường 80% phụ nữ đau đẻ và bị kích thích sinh trong vòng 12 tiếng sau khi vỡ nước ối.

2.5. Tiêu chảy

Tiêu chảy cũng là một trong những dấu hiệu chuyển dạ của phụ nữ mang thai giai đoạn cuối. Nguyên nhân là do cơ thể họ sản sinh prostaglandin, một loại hoóc-môn gây co bóp cổ tử cung, làm mềm và giãn cổ tử cung. Nhưng chất prostaglandin này cũng có thể tác động đến đường ruột gây ra tình trạng đi đại tiện thường xuyên, thậm chí là tiêu chảy.

tiêu chảy ở tháng cuối thai kỳ

Tiêu chảy trong tháng cuối thai kỳ cũng là dấu hiệu chuyển dạ sinh con. Ảnh: Internet.

3. Bà bầu nên làm gì khi có dấu hiệu chuyển dạ?

3.1. Thả lỏng cơ thể và tập trung thở

Thả lỏng và tập trung thở sẽ giúp thai phụ bớt lo âu và giảm đau khi có dấu hiệu chuyển dạ. Có hai cách thở nên áp dụng trong lúc này: thở chầm chậm và thở nhẹ nhàng. Trong các giai đoạn đầu tiên khi cơn co thắt bắt đầu nên thở ra nhè nhẹ và chậm rãi qua miệng sau đó hít vào từ từ qua mũi. Cứ giữ cách đó đều đều suốt cơn co thắt thường kéo dài từ 4 đến 6 giây.


Đến khi cơn co thắt trở nên mạnh và thường xuyên hơn, người mẹ nhận thấy dễ thở thì bắt đầu áp dụng cách thở nhẹ, ngắn. Lưu ý: Khi thở, chỉ dùng phần trên của cơ thể, tránh dùng phần bụng dưới, nơi các cơn co thắt đang diễn ra dồn dập.

3.2. Bà bầu tập làm quen với cơn đau chuyển dạ

Tất cả cơn chuyển dạ đều gây đau đớn và tùy vào cơ địa mỗi thai phụ mà mức độ đau và các cơn co thắt diễn ra khác nhau. Lúc này, thay vì lo lắng, hoảng sợ, người mẹ nên tự xây dựng cho mình lòng tin bằng cách chuẩn bị đối mặt với cường độ mạnh của các cơn co thắt, hiểu được khả năng chịu đựng của cơ thể và học cách làm giảm đau. Nên nhớ rằng cơn đau chính là một phần rất tích cực của sự chuyển dạ, vì cứ sau mỗi lần co thắt thì thời khắc chào đời của con càng đến gần hơn.

làm quen với cơn đau chuyển dạ

Thay vì lo lắng hãy làm quen với các cơn đau chuyển dạ. Ảnh: Internet.

3.3. Thư giãn đầu óc

Tưởng tượng các hình ảnh tươi đẹp sẽ giúp bà bầu quên đi cơn đau và giảm sự sợ hãi. Bạn có thể nghĩa tới những hình ảnh giúp bạn dễ chịu và yên bình, chẳng hạn như bờ biển xanh, đồng cỏ xanh ngát, suối nước trong lành,….tùy theo sở thích bà bầu mà áp dụng để đạt được hiệu quả cao nhất.


Ngoài ra các mẹ có thể nghe nhạc để thư giãn đầu óc, giảm đau khi vượt cạn. Một bản nhạc du dương trầm bổng sẽ giúp thai phụ vượt lên các cơn co thắt. Những bài hát nhịp điệu mạnh dần sẽ giúp bạn tăng sức chịu đựng để đương đầu với các cơn co thắt mạnh hơn.

3.4. Tư thế khi chuyển dạ

Nhiều tư thế sẽ hỗ trợ tích cực cho bạn vượt cạn dễ dàng hơn. Các bà bầu có thể đi qua đi lại, dựa vào tường và lắc lư vùng chậu để sức nặng của bé trong bụng dồn về trước giúp giảm lực đè lên xương sống, tăng hiệu quả các cơn co thắt. Hoặc ngồi trên ghế, ngả người ra trước, hai chân dang ra. Cũng có thể bò nhằm giảm đau lưng khi cơn co thắt tiến triển mạnh hơn

tư thế chuyển dạ thoải mái

Các tư thế khi chuyển dạ giúp bà bầu thoải mái và vượt cạn dễ dàng hơn. Ảnh: Internet.

3.5. Can thiệp y khoa

Khi các cơn đau vượt quá ngưỡng chịu đựng hoặc thai phụ lo sợ đau quá sẽ không còn đủ sức vượt cạn, thì có thể cân nhắc đến các phương pháp can thiệp y khoa như thuốc giảm đau, thuốc gây tê, thuốc an thần. Sử dụng các loại thuốc an thần với liều lượng ít làm dịu các cơn đau, giảm lo âu, giúp thai phụ nghỉ ngơi giữa các cơn co thắt đồng thời kiềm chế triệu chứng nôn mửa và tăng huyết áp. Tuy nhiên thuốc an thần lại gây cảm giác buồn ngủ nên cần được bác sĩ tư vấn cặn kẽ trước khi quyết định sử dụng nhé.


Những dấu hiệu chuyển dạ thực sự ở bà bầu khá dễ nhận biết nên các mẹ bầu đừng quá lo lắng. Khi nhận thấy những dấu hiệu sắp sinh này, các mẹ hãy nhanh chóng chuẩn bị đồ dùng cần thiết và giữ bình tĩnh gọi người thân đưa đi nhập viện. Hy vọng những chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp các mẹ bầu có thêm nhiều kiến thức hữu ích, nhanh chóng phát hiện dấu hiệu chuyển dạ của bản thân tránh những trường hợp đẻ rơi, vỡ ối trước khi tới bệnh viện.

We will be happy to hear your thoughts

      Leave a reply

      adayne.vn
      Logo
      Compare items
      • Total (0)
      Compare
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Shopping cart