Tham gia Hội Săn Sales Adayne.vn

Trẻ mấy tháng biết ngồi, lật, bò, lẫy? Các mốc phát triển của bé

Trẻ mấy tháng biết ngồi, lật, bò, lẫy? Bé biết bò trước hay ngồi trước? Đây chắc hẳn là những vấn đề băn khoăn của nhiều bậc phụ huynh, nhất là đối với những cặp bố mẹ trẻ.

Trẻ sơ sinh khoảng 3 tháng là biết lẫy, 6 tháng biết lật và 8 tháng biết ngồi… Tuy nhiên, các mốc phát triển của từng bé là không giống nhau. Vì thế nếu con vẫn chưa biết lật, lẫy, ngồi khi tới tháng thì mẹ bỉm sữa đừng quá lo lắng vì có thể bé sẽ chậm đôi chút. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, các mẹ hãy cùng adayne.vn tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Trẻ mấy tháng biết ngồi, lật, bò, lẫy?

Thật vui cho cha mẹ khi lần đầu tiên nhìn thấy em bé của mình mỉm cười, biết chộp nắm, rồi biết lẫy, biết ngồi và quá trình phát triển còn thông qua nhiều cột mốc khác. Các giai đoạn phát triển của bé thường là: lẫy/lật, bò, ngồi, đi. Vậy trẻ sơ sinh mấy tháng biết ngồi, lật, bò, lẫy?

Trẻ mấy tháng biết ngồi, lật, bò, lẫy?

Trẻ mấy tháng biết ngồi, lật, bò, lẫy?

Trẻ mấy tháng biết ngồi?

Khi bé có đủ sức mạnh ở cánh tay, đầu, cổ, kiểm soát cơ thể tốt, biết giữ cân bằng, bé có thể ngồi dậy và quan sát xung quanh. Tại thời điểm này, thị lực được cải thiện cho phép bé thấy đối tượng bên ngoài và bé sẽ cố kéo mình đứng lên để có cái nhìn tốt hơn.

Lúc đầu, bé không thể ngồi lâu một mình. Để khuyến khích bé học ngồi tốt, bạn thử đặt đồ chơi yêu thích của bé ở phía trước; sau đó, từ từ di chuyển chúng sang bên này – bên kia, khuyến khích bé lấy đồ chơi chỉ dựa vào thân mình và chân để cân bằng.

Trẻ mấy tháng biết ngồi?

Trẻ mấy tháng biết ngồi?

Trẻ mấy tháng biết lật?

Có thể bé đã biết tự lật từ ngửa sang sấp khi mới 3 tháng tuổi dù có thể phải đến 6 tháng tuổi, bé mới biết lật ngược lại từ sấp sang ngửa. Khoảng thời gian này bé có thể xê xích và được xem là hết sức bình thường về mặt phát triển vận động.

Nếu bé yêu của bạn vẫn chưa bắt đầu lẫy, hãy để ý đến những dấu hiệu cho thấy chẳng bao lâu nữa, bé có thể sẽ sớm biết lật: Trước hết, bạn sẽ thấy bé dùng hai cánh tay để chống lưng cong lên và đẩy ngực nâng cao. Bé cũng sẽ bắt đầu đung đưa phần bụng và đạp chân, thậm chí cố gắng quạt tay bơi nhẹ.

Đây là thời điểm vô cùng thú vị đối với cả bạn lẫn bé, nhớ khuyến khích bé trong lúc bé cố gắng hết sức cho những nỗ lực này. Cuối cùng, khi bé thành công, đó sẽ là khoảnh khắc lý thú và gắn kết tình cảm mẫu tử thật mạnh mẽ.

Trẻ mấy tháng biết lật?

Trẻ mấy tháng biết lật?

Có rất nhiều cách để bạn giúp bé lật:

  • Tận dụng sức hút của đồ chơi trẻ em bắt mắt: Đặt một vài món đồ yêu thích của bé ngoài tầm với để khuyến khích bé di chuyển đến những món đồ đó.
  • Ghi nhớ về thời điểm nằm sấp: Khi nằm sấp, bé sẽ dần dần học cách chống tay và cong lưng lên để nâng cao đầu và ngực. Đây là những kỹ năng phát triển vận động quan trọng và là hoạt động tập luyện cơ bắp giúp bé tiến tới mốc biết lật.
  • Hãy nhiệt tình! Bé sẽ đáp lại sự hào hứng thể hiện qua giọng nói và khuôn mặt hạnh phúc của bạn khi bé làm một điều gì đó đúng, nên bạn hãy tỏ ra hết sức tích cực.

Tất cả những vận động này giúp cơ thể bé cứng cáp hơn và là bước chuẩn bị cho bé thực hiện được cú lật lần đầu tiên trong đời. Việc của bạn là phải sẵn sàng cho thời điểm bé biết lật nên hãy luôn để mắt kỹ đến bé khi đặt bé nằm trên một mặt phẳng cao, chẳng hạn như giường hay bàn thay tã cho bé. Vì có thể, bé sẽ lật đúng vào lúc đó.

Khi bé đã lật được một lần rồi thì sẽ chẳng có thứ gì ngăn cản được bé nữa! Biết lật thông thường là dấu mốc đầu tiên để tiến tới bò – tuy nhiên, một số bé thích lật tới mức bé sẽ chọn cách này để di chuyển (hay chọn những vận động khác như lết mông hay trườn) thay vì bò.

Cuối cùng, bạn cần lưu ý một điều quan trọng về sự phát triển vận động của bé: Hầu hết các bé đều bắt đầu lật khi được 6 tháng tuổi. Nếu đến độ tuổi này mà bé nhà bạn vẫn chưa biết lẫy, hãy hỏi bác sĩ để đảm bảo rằng bé đang phát triển đúng hướng. Mỗi bé có tốc độ phát triển riêng nhưng việc kiểm tra lại với bác sĩ và chia sẻ những lo lắng của bạn luôn là điều nên làm.

Xem thêm:

Trẻ mấy tháng biết bò?

Thông thường, khi trẻ lên 7 tháng hoặc 9 tháng tuổi, bé bắt đầu tập bò. Đây là một dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển thể chất của bé và giúp bé di chuyển một cách dễ dàng hơn.

Lợi ích của việc bò?

  • Bò là phương thức di chuyển dạy bé dùng cả 2 bên cơ thể bằng nhau và giúp tăng cường cơ tay và chân. Ngoài ra, bò cũng chỉ bé cách phối hợp tay chân để chuyển động nhịp nhàng.
  • Bò đòi hỏi bé phải sử dụng cả 2 bên não nên là 1 cột mốc phát triển thể chất quan trọng.
  • Nếu bé không bò mà trườn cũng giúp bé phát triển sức mạnh, sự thăng bằng và cách phối hợp các cơ để đạt được kĩ năng đi lại.
Trẻ mấy tháng biết bò?

Trẻ mấy tháng biết bò?

Có rất nhiều cách để bạn giúp bé tập bò:

  • Cho bé nằm sấp từ lúc mới sinh càng sớm càng tốt, dưới sự quan sát của ba mẹ. Nằm sấp làm chắc cơ cổ, lưng và vai, nên có ích cho việc chuẩn bị tập bò.
  • Ba mẹ làm mẫu chống đẩy cho con xem. Bé sẽ bắt chước hành động đẩy người lên bằng cánh tay. Ba mẹ giúp bằng cách đỡ ngực của con.
  • Khi bé đã ở tư thế trên quỳ trên đầu gối với cánh tay đỡ phía trước. Ba mẹ hãy chỉ bé cách đung đưa qua lại thử nha.
  • Để đồ chơi ở xa tầm với để dụ bé bò hay trườn tới lấy.

Trẻ mấy tháng biết lẫy?

Trong thời gian còn ở bụng mẹ, em bé của bạn có thể xoay người, sau đó bắt đầu đá chân. Nếu bé đủ khỏe, những cử động của bé giống như bé biết lẫy vậy. Bé cũng có thể giật mình và có tiếng khóc đầu tiên trong bụng mẹ.

Sau khi chào đời, khoảng 2-3 tháng, bé biết lật người từ ngửa thành úp. Còn lật úp về ngửa thì phải đợi đến tháng thứ 5 vì động tác này đòi hỏi sự phối hợp và sức mạnh nhiều hơn. Bạn không cần huấn luyện bé nhà bạn học lẫy, chỉ cần đặt bé ở nơi an toàn và bé sẽ tự xoay sở.

Những yếu tố ảnh hưởng đến việc lẫy của bé:

  • Khả năng này được thực hiện khi bé khoảng 2 – 3 tháng tuổi. Nhưng phải đến 5 (hoặc 6) tháng tuổi, bé mới lẫy thành thạo, do lúc này, các cơ ở cổ và cơ cánh tay đã đủ chắc chắn, giúp bé vận động thành thục.
  • Lẫy tùy thuộc vào nhiều yếu tố nhưng trước tiên là ở sự cứng cáp của bé. Những bé sinh non thường có xu hướng chậm bắt kịp tốc độ phát triển so với những bé sinh đủ ngày.
  • Có thể bạn thấy khó tin nhưng tính cách cũng ảnh hưởng đến việc bé biết lẫy sớm hay muộn. Theo William (tác giả cuốn The baby book – tạm dịch Cuốn sách cho bé), những bé hiền lành, trầm tính thường biết lẫy chậm hơn so với những bé năng động, hướng ngoại.
  • Trọng lượng cơ thể cũng là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tập lẫy của bé. Những bé bụ bẫm thường biết lẫy muộn hơn và những bé nhỏ người thường biết lẫy sớm hơn.
  • Những bé thường xuyên được đặt nằm ngửa sẽ biết lẫy chậm hơn. Tuy nhiên đây không phải lý do để cha mẹ đặt con nằm sấp khi ngủ với mong ước bé sẽ sớm biết lẫy.
  • “Hầu hết các bé biết tự lật từ nằm ngửa sang nằm sấp ở 4 tháng tuổi”. Nhưng cũng là tự nhiên nếu tới 6 tháng bé mới thành thạo kỹ năng này, bởi chậm một chút cũng không đáng lo
  • Còn nếu bé không thể lẫy khi đã 12 tháng tuổi thì Adayne.vn khuyên, cha mẹ nên đưa bé đi khám.
Trẻ mấy tháng biết lẫy?

Trẻ mấy tháng biết lẫy?

Giúp con học lẫy:

  • Bạn có thể khuyến khích bé học lẫy thông qua trò chơi. Nếu phát hiện bé tự nhiên lẫy, bạn hãy động viên bé lặp lại động tác này bằng cách lắc lư một món đồ chơi ở một bên, khiến bé tò mò và phải lật người để khám phá.
  • Ngoài ra, bạn cũng có thể nằm nghiêng về một bên và quan sát bé lật người để đến gần mẹ hơn. Hãy vỗ tay, mỉm cười khen ngợi những cố gắng của con. Bạn cần để việc học lẫy ở bé là một hoạt động vui vẻ, chứ đừng bắt ép bé.
  • Nếu 3 tháng tuổi mà bé chưa có dấu hiệu lật người lần đầu tiên, bạn đừng vội chủ quan. Nhiều bé có những cú lật người ở thời điểm mà người mẹ không ngờ tới. Vì thế, không đặt bé nằm ở mép giường hay bề mặt không an toàn. Cú lật người đầu tiên có thể khiến bé bị tai nạn.
  • Một số bé biết lẫy theo đúng thời điểm. Nhưng cũng có một số bé bỏ qua giai đoạn này, tiến thẳng tới việc học ngồi và học bò. Nếu bé đạt những kỹ năng ở giai đoạn sau đó tốt mà bỏ qua việc học lẫy thì bạn không cần quá lo.

Dấu hiệu cần lo lắng khi chưa biết lẫy:

  • Nếu bé chưa biết lẫy khi 6 tháng tuổi; tỏ ra không thích thú với mọi thứ xung quanh, bạn cần đưa con đi khám.
  • Dù các kỹ năng ở mỗi bé là khác nhau (một số bé lẫy khá nhanh trong khi một số bé khác muộn hơn hoặc có bé không lẫy) nhưng nếu bé không đạt được những kỹ năng khác như không biết ngồi, không hứng thú chuyển động… thì bạn cần đưa con đi khám.
  • Nên nhớ, những bé sinh non thường đạt được kỹ năng kém hơn bé sinh đủ ngày.

Các mốc phát triển của bé sơ sinh

Các mốc phát triển của bé sơ sinh được thể hiện qua bốn khía cạnh: sự phát triển về thể chất, phát triển về nhận thức, phát triển về ngôn ngữ và phát triển về xã hội.

  • Sự phát triển về thể chất ở bé sơ sinh:

Bé sơ sinh từ 02 tháng tuổi đến 1 tuổi có sự phát triển vượt bậc về thể chất. Sự thay đổi này bắt đầu từ đầu, sau đó chuyển sang các bộ phận khác của cơ thể.

Khi bé được 2 tháng tuổi, bé biết nâng đầu, quay đầu khi nằm ngửa, cầm nắm tay và các phản xạ nguyên thủy nhất. 4 tháng tuổi, bé kiểm soát tốt cơ mắt, các vận động tay chân cũng hoàn chỉnh hơn, cơ cổ phát triển, trẻ có thể tự nâng thân trên bằng cánh tay khi nằm sấp.

Từ 5 tháng đến 6 tháng tuổi, bé bắt đầu tập ngồi, khả năng cầm nắm cũng tốt hơn, có thể nắm các vật có hình khối. Con cũng có khả năng nâng và đẩy cánh tay nâng cao để nhìn xung quanh hay với lấy đồ vật. Từ 6 tháng cho đến 9 tháng tuổi, trí não con phát triển hơn, bắt đầu thu thập các thông tin thông qua các kênh nghe, nhìn, cầm nắm. Ở giai đoạn này, khả năng ngồi của con ổn định hơn, không cần trợ giúp; một số bé có thể tập đứng lên hoặc ngồi từ tư thế đứng.

  • Sự phát triển về giác quan ở bé sơ sinh:

Ngay từ khi còn trong bụng mẹ, thính giác của bé đã bắt đầu hoạt động và ngày càng hoàn thiện. Bé sơ sinh thường rất thích nghe giọng nói của con người, bố mẹ. Con cũng thích nếm, sờ và ngửi, đặc biệt là vị ngọt và hương vị sữa mẹ.

Bé sơ sinh có thể nhìn trong phạm vi từ 20 đến 30cm. Khi bé lên 4 tháng tuổi, thị giác màu bắt đầu phát triển để theo dõi các đối tượng chuyển động trong phạm vi 180 độ.

Trẻ thích nghe, hứng thú với âm thanh và phản ứng lại bằng cách lắc lư.

Các mốc phát triển của bé sơ sinh được thể hiện qua bốn khía cạnh: sự phát triển về thể chất, phát triển về nhận thức, phát triển về ngôn ngữ và phát triển về xã hội.

Các mốc phát triển của bé sơ sinh được thể hiện qua bốn khía cạnh: sự phát triển về thể chất, phát triển về nhận thức, phát triển về ngôn ngữ và phát triển về xã hội.

  • Sự phát triển về ngôn ngữ ở bé sơ sinh:

Khi bé mới sinh ra, ngôn ngữ để giao tiếp của bé chính là khóc. Bố mẹ bắt đầu làm quen, phân biệt tiếng khóc của con mình với tiếng khóc của đứa trẻ khác. Đồng thời, mẹ cũng có thể biết tiếng khóc theo trạng thái của con như khi tức giận, khi đau hay khi đói.

Sự phát triển của trẻ sơ sinh ở tháng thứ 6 biểu thị rõ ràng dấu mốc trong hình thành ngôn ngữ ở bé. Vì giai đoạn lên 6 tháng tuổi, bé có thể tạo ra các nguyên âm như o, a,… Từ giai đoạn này đến thời điểm 9 tháng tuổi, con biết nói bi bô, cười và tập thổi bong bóng.

9 đến 12 tháng là lúc các con tập nói bằng cách bắt chước một số âm thanh mà mình nghe được như ba, bà,… hoặc đáp các lệnh đơn giản bằng lời nói như ạ, không,…

  • Sự phát triển về hành vi ở bé sơ sinh:

Sự phát triển hành vi của bé sơ sinh thường thể hiện rõ qua sáu trạng thái ý thức, gồm: khóc, quấy khóc, ngủ yên, ngủ tích cực, ngủ gà ngủ gật và cảnh báo yên tĩnh. Ở mỗi trạng thái ý thức của trẻ khỏe mạnh, chuyển động nhịp tim, nhịp thở và các chuyển động khác của cơ thể khá nhịp nhàng, bé có thể chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác.

Tuy nhiên, các bé sơ sinh thường chưa ổn định hết các chức năng của cơ thể trong những tháng đầu sau sinh. Điều này dẫn đến hiện tượng căng thẳng, kích thích có thể ảnh hưởng đến chuyển động ruột gây nên tình trạng nấc, nôn khan, ngáp, màu da, nôn trớ,…

Yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ

Sự phát triển của bé không chỉ bị ảnh hưởng bởi chế độ dinh dưỡng hay cách nuôi con của ba mẹ mà còn phụ thuộc vào các yếu tố sau đây:

  • Tính khí: Một số bé hiếu động, thích leo lên bàn để quan sát bên ngoài cửa sổ. Vì thế, các bé này thường biết đi sớm hơn.
  • Điểm mạnh tự nhiên: Hãy nghĩ về gia đình của bạn, có thành viên nào là nhà văn, nghệ sĩ không? Thế mạnh di truyền có thể ảnh hưởng đến bé, sớm nhất là một vài tuổi. Chẳng hạn, bé có thể có gen của một nhà hùng biện hay một ca sĩ tài năng ngay từ khi còn nhỏ.
  • Anh chị em ruột: Những bé có anh chị tầm tuổi tương đương thường đạt mốc tăng trưởng sớm hơn dự kiến. Nói như thế, không có nghĩa là có anh chị lớn hơn nhiều tuổi, bé sẽ phát triển muộn. Ngoài ra, bạn cũng cần phải hành động như một trọng tài, nhắc nhở anh chị bé để em thử những điều bé tự làm được và không ép em làm những việc em chưa sẵn sàng.
Yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ

Yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ

  • Sinh non: Những bé sinh non thường mất nhiều thời gian đạt mốc quan trọng hơn những bé khác. Nhưng đến 2 tuổi, bé sẽ bắt kịp các bạn của bé. Thực tế, bác sĩ nhi khoa nói rằng, để đánh giá sự phát triển của bé sinh non, phụ huynh nên bắt đầu tính từ lúc thai đủ ngày, không phải ngày sinh của bé. Chẳng hạn, bé sinh sớm hơn 2 tháng thì khi được 5 tháng tuổi, bé chỉ đạt được mốc tăng trưởng như bé 3 tháng mà thôi.

Bé chậm phát triển ngôn ngữ, trí tuệ

Phần lớn trường hợp, bé chậm phát triển có thể sớm theo kịp những bé khác. Nhưng đôi khi, chậm trễ có thể báo hiệu một vài vấn đề:

  • Con của bạn chậm phát triển nhiều hơn một lĩnh vực. Ví dụ, 15 tháng tuổi, bé không biết đi, cũng không bi bô một từ nào; không quay nhìn mẹ khi mẹ vào phòng hoặc gọi tên bé.
  • Con bạn dường như không hiểu khi bạn nói chuyện. Khoảng 8-12 tháng, phần lớn các bé đều quan tâm đến thú nhồi bông nếu bạn hỏi thú nhồi bông ở đâu, bé sẽ biết tìm hoặc ít nhất là nhìn theo hướng tay mẹ chỉ. 12-15 tháng, bé bắt đầu biết đáp ứng các yêu cầu đơn giản bằng lời nói. Nếu bạn nói bé 1 tuổi mang đôi giày của bé lại đây, bé sẽ làm theo.

Gợi ý thêm cho bạn:

Trên đây là tất tần tật thông tin liên quan đến trẻ mấy tháng biết ngồi, lật, bò, lẫy và các mốc phát triển của bé. Adayne.vn hy vọng rằng, với những chia sẻ được truyền tải trong bài viết này sẽ giúp các bậc phụ huynh chuẩn bị và đồng hành tốt hơn trên hành trình lớn lên của con. Theo dõi chúng tôi để cập nhật những thông tin hữu ích nhất bạn nhé!

We will be happy to hear your thoughts

      Leave a reply

      adayne.vn
      Logo
      Compare items
      • Total (0)
      Compare
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Shopping cart