Tham gia Hội Săn Sales Adayne.vn

Hiện tượng bị sót nhau thai là gì và cách phòng tránh mẹ cần biết

Hiện tượng bị sót nhau thai sau sinh là một trong những vấn đề hậu sản nguy hiểm mà bất kì bà mẹ nào cũng cần lưu ý. Vì nếu trong trường hợp nhau thai còn sót không được đẩy ra ngoài kịp thời thì có thể gây nhiều hậu quả nghiêm trọng khiến người mẹ bị vô sinh về sau hoặc thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng. Vậy, để hiểu rõ hơn về hiện tượng sót nhau thai và cách phòng tránh biến chứng này là gì thì các mẹ hãy cùng tham khảo bài viết sau nhé.

1. Hiện tượng bị sót nhau thai là gì?

1.1 Nhau thai là gì?

Nhau thai là một bộ phận được hình thành song song với em bé ngay từ khi trứng và tinh trùng thụ tinh tạo thành phôi thai. Nhau thai bám vào thành tử cung của người mẹ và kết nối với rốn của bé thông qua dây rốn để thực hiện chức năng của mình là truyền chất dinh dưỡng và oxi từ mẹ sang con. Đồng thời, nhau thai còn được xem là lá chắn giúp bảo vệ em bé tránh được những vi khuẩn có hại.

nhau thai truyền chất dinh dưỡng và oxi từ mẹ sang bé

Nhau thai thông qua dây rốn truyền chất dinh dưỡng và oxi từ mẹ sang bé. Ảnh: Internet

1.2 Hiện tượng bị sót nhau thai là gì?

Sau khi em bé chào đời, nhau thai cũng sẽ được “xổ” ra ngoài một cách tự nhiên ngay sau đó và quá trình này thường diễn ra trong khoảng 10 – 20 phút. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó mà nhau thai vẫn bám vào tử cung của mẹ và không thể thoát hết ra ngoài dẫn đến hiện tượng sót nhau sau sinh.


Hiện tượng bị sót nhau thai sau sinh là một tai biến sản khoa khá nguy hiểm. Nếu nhau thai còn xót không được đẩy ra ngoài kịp thời thì nó sẽ bị hoại tử bên trong tử cung gây ra nhiễm trùng, từ đó có thể dẫn đến băng huyết và nếu không còn cách nào khác thì bác sỹ phải cắt bỏ tử cung của bệnh nhân khiến người phụ nữ không còn khả năng sinh sản nữa.

hiện tượng bị sót nhau thai sau sinh

Hiện tượng bị sót nhau thai sau sinh là một tai biến sản khoa nguy hiểm. Ảnh: Internet

1.3 Dấu hiệu cho thấy mẹ bị sót nhau thai sau sinh

Sau khi sinh, lớp niêm mạc được hình thành trong quá trình thai nghén bị hoại tử, xơ hóa nên sẽ lẫn lộn cùng máu và bong ra tạo nên sản dịch sau sinh, dưới sự co bóp của tử cung thì lượng sản dịch này sẽ được đẩy ra khỏi cơ thể mẹ. Tuy nhiên, đối với những sản phụ bình thường thì sản dịch sẽ được thoát ra nhiều nhất trong 3 ngày đầu và sau đó giảm đi cùng với màu sắc nhạt dần.


Trong trường hợp sản phụ bị sót nhau, chắc chắn sản dịch cũng sẽ không được bình thường. Lúc này bạn có thể thấy sản dịch có màu sẫm hơn, thậm chí có mùi hôi và không hề có dấu hiệu giảm đi theo thời gian. Kèm theo đó thì sản phụ còn có thể bị đau bụng dưới dữ dội. Nếu để lâu có thể dẫn đến băng huyết hoặc khiến sản phụ bị nhiễm trùng tử cung, tắc ống dẫn trứng hay viêm cơ tử cung…

đau bụng dưới là dấu hiệu của sót nhau sau sinh

Bị sót nhau khiến sản phụ đau bụng dưới dữ dội. Ảnh: Internet

2. Làm gì khi nghi ngờ bị sót nhau thai?

Nếu bạn nhận thấy mình có dấu hiệu bị sót nhau thai thì cần nhanh chóng đi bệnh viện để được bác sỹ kiểm tra. Sau khi siêu âm và xác định mức độ của hiện tượng sót nhau thì các bác sỹ có thể cho sản phụ dùng thuốc phá thai hoặc đối với trường hợp nghiêm trọng hơn thì bệnh nhân sẽ được bác sỹ nạo hút nhau thai còn sót trong tử cung.


Bên cạnh đó, bạn hãy yên tâm là bác sỹ sẽ cho bạn uống hoặc tiêm thuốc kháng sinh để làm co tử cung và ngăn ngừa viêm nhiễm vùng kín cũng như tử cung ở bên trong. Tuy nhiên, nếu buộc phải dùng kháng sinh thì các mẹ cũng nên cân nhắc việc có nên tiếp tục nuôi con bằng sữa mẹ hay không vì thuốc kháng sinh có ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của trẻ sơ sinh.

bạn nên đến bệnh viện chữa trị nếu bị sót nhau

Bạn nên đến bệnh viện chữa trị nếu nhận thấy bị sót nhau thai sau sinh. Ảnh: Internet

3. Cách phòng tránh hiện tượng sót nhau thai

Mặc dù hiện tượng bị sót nhau thai không quá phổ biến ở phụ nữ sau sinh nhưng đây lại là biến chứng hậu sản rất nguy hiểm nên chị em vẫn phải cần chủ động phòng tránh để hạn chế tối ta việc bị sót nhau sau sinh. Một số cách phòng tránh đơn giản mà các mẹ có thể tham khảo đó là:

  • Khi mang thai ở tháng thứ tư, các mẹ nên bổ sung chất sắt đầy đủ để vừa tránh việc bị thiếu máu vừa hạn chế được nguy cơ sót nhau thai sau sinh.
  • Nếu không phải trường hợp bất đắc dĩ như thai nhi bị tật hoặc sức khỏe của bạn không đáp ứng được việc mang thai…thì bạn không nên nạo phá thai để tránh được việc bị sót nhau trong lần mang thai và sinh con kế tiếp.
  • Khi sắp tới ngày dự sinh, bạn nên thông báo cho bác sỹ của mình những dấu hiệu bất thường mà bạn cảm nhận được trong quá trình mang thai để được bác sỹ kiểm tra và được xử lý kịp thời nếu có nguy cơ sót nhau thai sau sinh.
sản phụ báo với bác sỹ những dấu hiệu bất thường của quá trình mang thai

Sản phụ cần báo với bác sỹ những dấu hiệu bất thường của quá trình mang thai. Ảnh: Internet

Đối với hiện tượng bị sót nhau thai sau sinh, chị em phụ nữ nên đặc biệt chủ động phòng tránh để không phải rơi vào bất cứ tình trạng nguy hiểm nào. Bởi vì hiện tượng sót nhau hay bất kì tai biến sản khoa nào cũng sẽ ảnh hưởng vô cùng tiêu cực đến sức khỏe của sản phụ nếu không điều trị kịp thời. Nghiêm trọng hơn là khi chị em dùng kháng sinh để chữa trị thì còn ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ của bé khiến trẻ không được hấp thu dinh dưỡng một cách tốt nhất. Vì vậy, đừng chủ quan đối với hiện tượng sót nhau sau sinh mà hãy luôn chú ý phòng bệnh hơn chữa bệnh các mẹ nhé.

Hoàng Oanh tổng hợp

We will be happy to hear your thoughts

      Leave a reply

      adayne.vn
      Logo
      Compare items
      • Total (0)
      Compare
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Shopping cart