Tham gia Hội Săn Sales Adayne.vn

Hướng dẫn mẹ bỉm cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị viêm phế quản đúng cách

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị viêm phế quản đúng cách để con luôn khỏe mạnh vui chơi được nhiều bố mẹ đặc biệt quan tâm. Thời tiết thay đổi thất thường tạo điều kiện thuận lợi cho sự gia tăng các bệnh đường hô hấp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh vì hệ miễn dịch còn non nớt và chưa phát triển hoàn thiện. Nếu mẹ đột nhiên thấy trẻ bị ho, hắt hơi, chảy nước mũi kèm theo các triệu chứng sốt nhẹ … thì mẹ nên lưu ý vì có thể bé đã mắc bệnh viêm phế quản.Tuy nhiên, mẹ đừng quá lo lắng mà hãy theo dõi và chăm sóc sức khỏe của bé thật tốt để có những biện pháp kịp thời nhất. Đối với trẻ khi có biểu hiện viêm phế quản sau khi theo dõi bố mẹ cần đưa bé đi khám để có phương hướng điều trị tại viện hay tại nhà phù hợp giúp trẻ nhanh khỏi bệnh.

1. Các dấu hiệu của viêm phế quản ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh thường bị các bệnh đường hô hấp

Trẻ sơ sinh thường bị các bệnh đường hô hấp. Ảnh: Internet

Những dấu hiệu thường thấy ở trẻ sơ sinh bị viêm phế quản là ho, hắt hơi, chảy nước mũi kèm theo các dấu hiệu của sốt nhẹ hoặc có thể không. Tiếp đó, là các cơn ho ngày một kéo dài, nhất là lúc nửa đêm hoặc gần sáng, trẻ thường thở khò khè hoặc khó thở, bú kém, hay bị nôn trớ và mệt mỏi, tinh thần sa sút và không muốn chơi đùa.


Nếu trẻ bị viêm phế quản không được phát hiện và điều trị kịp thời trẻ có thể diễn biến theo chiều hướng xấu hơn:

  • Sốt cao: Trẻ bị sốt có thể lên đến 40 độ, có thể bị li bì, co giật, thậm chí là hôn mê nếu không được hạ sốt kịp thời.
  • Ho dữ dội và liên tục, có thể xuất hiện tiết đờm, chảy mũi đặc và vàng.
  • Khó thở, bé bị co thắt lồng ngực, trên và dưới xương ức rút lõm.
  • Tím tái khi triệu chứng bệnh đã ở thể nặng, trẻ bị tím quanh môi, đầu chi, lưỡi hoặc toàn thân.

2. Nguyên nhân của bệnh viêm phế quản ở trẻ sơ sinh

Trẻ bị sốt cao

Trẻ bị sốt cao khi thay đổi thời tiết hay dị ứng với khói bụi. Ảnh: Internet

Đối với trẻ sơ sinh, nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do thay đổi thời tiết, hoặc trẻ bị nhiễm trùng đường hô hấp. Ngoài ra, trẻ cũng có thể bị dị ứng khói thuốc lá, phấn hoa, lông chó hoặc mèo, thức ăn, hóa chất và một số loại thuốc. các ông bố bà mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay nếu thấy xuất hiện một số triệu chứng như sốt cao, cánh mũi thở phập phồng, trẻ thở mạnh khiến bụng thóp lại, nhịp thở nhanh…


Dấu hiệu nguy kịch là trẻ bị tím tái môi hoặc đầu ngón tay. Các mẹ cần hết sức lưu ý bởi nếu để lâu, viêm phế quản ở trẻ sẽ để lại biến chứng nguy hiểm như gây suy hô hấp ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.

3. Điều trị viêm phế quản cho trẻ sơ sinh

Khi trẻ bị viêm phế quản trong các trường hợp nhẹ, bác sỹ thường khuyến cáo không nên dùng kháng sinh cho trẻ. Phương pháp chữa trị chủ yếu là làm long đờm, ăn uống đầy đủ, chăm sóc tốt, để trẻ có thể tự khỏi sau đó vài ba ngày. Lúc này, các mẹ nên tăng cường cho trẻ bú mẹ, và giữ ấm cho bé trong những ngày trời lạnh . Mẹ có thể sư dụng nước muối sinh lý hoặc thuốc nhỏ mũi dành cho trẻ  để làm thông mũi trẻ, và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất cứ sản phẩm nào cho trẻ.

Vệ sinh mũi hằng ngà

Vệ sinh mũi hằng ngày giúp bé thở dễ dàng hơn. Ảnh: Internet

Trong trường hợp trẻ bị sốt, mẹ không nên ủ ấm trẻ quá kỹ, cho trẻ mặc  những loại quần áo rộng rãi, thoáng mát, có thể dùng nước mát chườm nhẹ vùng nách, cổ, bẹn.

4. Chăm sóc bé khi đang bị viêm phế quản

Khi bé đã không còn sốt, ho, mệt mỏi sau thời gian điều trị mẹ vẫn tiếp tục cho bé uống thuốc đủ liều  theo chỉ dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không được hút thuốc lá ở gần bé và tránh những nơi có khói thuốc vì khói thuốc  sẽ làm cơn co thắt tăng lên 4 lần và ho nặng hơn. Mẹ cần cho trẻ uống đủ nước, có thể bổ sung thêm sữa, nước canh ấm để giảm ho và long đờm. Đối với trẻ sơ sinh đang bú mẹ thì đặt trẻ nằm ngửa, đầu hơi cao, cho uống nước đều đặn.

  • Dùng khăn giấy và bỏ đi ngay sau khi đã dùng.
  • Phòng trẻ phải thông thoáng, sạch sẽ.
  • Tránh mặc quá nhiều đồ sẽ khiến bé toát mồ hôi và thấm ngược lại gây lạnh.
  • Cho bé đi nhà trẻ khi hết các triệu chứng của bệnh.
  • Hút dịch mũi thường xuyên cho trẻ sau khi nhỏ mũi.
  • Cần làm thông mũi cho trẻ, nhất là trước khi cho bú.
  • Chế độ ăn uống đủ dưỡng chất, ngủ đủ giấc để nâng cao sức đề kháng cho con.
  • Cần rửa tay thường xuyên cho bé (đặc biệt trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh).
  • Tiêm chủng phòng bệnh cho trẻ em theo đúng quy định.
  • Không nên để trẻ trong nhà dùng lẫn lộn bình sữa, thìa, chén… và sau khi dùng cần rửa sạch.
Mặc đồ cho bé thoải mái và phù hợp khi ngủ

Mặc đồ cho bé thoải mái và phù hợp khi ngủ. Ảnh: Internet

  • Trong trường hợp bé có biểu hiện thở dốc, tái mặt hay ho ra máu, mẹ nên đưa bé tới bệnh viện.  Đặc biệt, mẹ không nên tự ý dùng thuốc ho hay kháng sinh để điều trị cho trẻ khi chưa có ý kiến của bác sĩ.
  • Người chăm sóc trẻ phải rửa tay trước khi cho trẻ ăn uống, bổ sung  dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ, ngủ đủ giấc và tránh người đang bị bệnh để ngăn ngừa virus gây bệnh tấn công. Khi trẻ 6 tháng tuổi, mẹ cho trẻ chích ngừa cúm hàng năm để bảo vệ con khỏi bệnh này.

Để phòng tránh tái viêm phế quản cho bé, mẹ bỉm cần có những cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị viêm phế quản đúng cách để giúp trẻ khỏe mạnh hơn. Hãy đồng hành với Mom.vn để có thêm nhiều thông tin hữu ích chăm sóc sức khỏe cho bé yêu của mình nhé.

We will be happy to hear your thoughts

      Leave a reply

      adayne.vn
      Logo
      Compare items
      • Total (0)
      Compare
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Shopping cart