Tham gia Hội Săn Sales Adayne.vn

Quá trình sinh mổ gồm những bước nào và cần lưu ý những gì?

Quá trình sinh mổ gồm những bước nào? đây là câu hỏi được nhiều mẹ khi phải thực hiện phương pháp sinh nở này. Ngày nay tỉ lệ sinh mổ ngày càng gia tăng tại tất cả các quốc gia, trong đó có Việt Nam, tuy phương pháp đẻ mổ không mang lại nhiều lợi ích như đẻ thường nhưng vì vấn đề an toàn thai kỳ, mẹ không bị ảnh hưởng đến vùng kín hoặc chọn ngày lành tháng tốt cho con ra đời mà phương pháp sinh mổ được nhiều người lựa chọn. Mọi người đều nghĩ rằng sinh mổ rất đơn giản, nhanh chóng nhưng nó cũng là một cuộc phẫu thuật nên cũng có rất nhiều bước và được đội ngũ bác sĩ, y tá chuyên nghiệp thực hiện, đảm bảo quá trình diễn ra suôn sẻ, thai nhi chào đời an toàn mà không có bất cứ nguy hiểm gì cho cả mẹ và bé. Quá trình mổ đẻ diễn ra khá nhanh và được các bác sĩ kiểm soát toàn diện nên rất ít trường hợp gặp rủi ro.Nếu các mẹ bầu đang muốn thực hiện phương pháp sinh mổ cho bản thân mà chưa biết quá trình sinh mổ gồm những bước nào? cảm giác sinh mổ ra sao? cần lưu ý những gì khi sinh mổ?….thì không thể nào bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài viết dưới đây nhé.

tìm hiểu sinh mổ gồm những bước nào

Tìm hiểu quá trình sinh mổ gồm những bước nào? Ảnh: Internet.

1. Sinh mổ là gì?

Sinh mổ là hình thức sinh con thông qua một đường rạch phẫu thuật ở bụng và tử cung của người mẹ thay vì sinh qua đường âm đạo như bình thường. Quá trình sinh mổ thường được dự kiến từ trước, phần lớn là do bác sĩ chỉ định sinh mổ do cơ thể người mẹ không đáp ứng được việc sinh thường và có thể gặp nguy hiểm. Quá trình sinh mổ là một phẫu thuật lớn ở ổ bụng, do đó nó tiềm ẩn nhiều nguy cơ hơn so với bình thường. Những người sinh mổ có nguy cơ bị nhiễm trùng vết mổ, chảy máu nhiều, đông máu,….và sinh mổ cần nhiều thời gian hơn để phục hồi cơ thể.

2. Quy trình sinh mổ gồm những bước nào?

2.1. Quá trình trước khi sinh mổ

Đầu tiêm các bác sĩ sẽ giải thích lý do phải sinh mổ cho mẹ bầu và được yêu cầu ký giấy đồng ý sinh mổ. Trong trường hợp sinh mổ bất thường, người thân như chồng, bố, mẹ,…sẽ là người ký giấy cho bạn.


Trước thời điểm sinh mổ, bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng thực tế của bà bầu để lựa chọn hình thức gây mê. Thông thường, mẹ sẽ được giảm đau tại chỗ, rất ít trường hợp phải gây mê toàn thân, thường chỉ trong các tình huống khẩn cấp nhất. Hầu hết mẹ bầu sẽ được gây tê ngoài màng cứng hoặc gây mê tủy sống, phương pháp này sẽ khiến mẹ tê liệt hoàn toàn nửa thân dưới nhưng vẫn tỉnh táo trong suốt quá trình em bé ra đời.

gây tê màng cứng khi sinh mổ

Mẹ bầu được gây tê màng cứng khi sinh mổ. Ảnh: Internet.

Nếu mẹ đã được gây tê màng cứng để giảm đau khi sinh thường thì khi phải sinh mổ khẩn cấp thì bạn sẽ được tiêm thuốc giảm đau để bạn tê liệt hoàn toàn. Trong trường hợp này, mẹ bầu vẫn cảm thấy bị giật mạnh hoặc bị áp lực ở một số điểm trong quá trình phẫu thuật.


Sau khi quá trình gây tê hoàn tất, một ống thông sẽ được đưa vào niệu đạo của bạn để dẫn nước tiểu ra khỏi cơ thể trong suốt quá trình phẫu thuật, đồng thời mẹ cũng sẽ dược truyền tĩnh mạch nếu chưa truyền trước đó. Phần lông mu sẽ được cạo đi và mẹ được chuyển vào phòng mổ.


Một tấm màn che sẽ được nâng lên trên eo để bạn không phải chứng kiến quá trình mổ đang thực hiện. Tuy nhiên nếu muốn thây khoảnh khắc em bé chào đời, mẹ có thể đề nghị y tá kéo màn xuống thấp một chút để có thể nhìn thấy con yêu của mình.

màn che khi sinh mổ

Tấm màn che giúp mẹ không phải chứng kiến quá trình mổ đẻ. Ảnh: Internet.

2.2. Quá trình sinh mổ như thế nào?

Khi việc gây mê đã hoàn tất và phần dưới cơ thể bạn đã cảm thấy tê liệt hoàn toàn thì quá trình sinh mổ sẽ bắt đầu. Phần bụng của bán ẽ được thấm gạc có chất khử trùng, tiếp đó bác sĩ sẽ tạo một vết rạch ngang và nhỏ ở da, phía trên xương mu của bạn. Khi đến cơ bụng, bác sĩ tách vết mổ ra và mở rộng chúng để phần bên dưới lộ ra. Tới tử cung, bác sĩ sẽ tạo thêm một vết cắt ngang ở phần dưới của nó, vết này gọi là vết mổ ngang thấp. Nếu em bé còn quá non nớt và phần dưới của tử cung chưa đủ mỏng để cắt ngang, thì bác sĩ sẽ rạch một đường dọc tử cung, nếu phải rạch đường này thì lần sinh tiếp theo bạn bắt buộc phải sinh mổ.


Tiếp đó bác sĩ sẽ đưa tay vào trong và kéo em bé ra ngoài, lúc này bạn sẽ được nhìn thấy con một lát trước khi bác sĩ trao vé cho y tá nhi khoa. Trong khi các y tá kiểm tra em bé, các bác sĩ sẽ đưa nhau thai ra ngoài và tiến hành quá trình khâu vết mổ lại. Bác sĩ sẽ khâu các lớp từ trong ra ngoài, bắt đầu từ vết rạch tử cung, các bết khâu này được dùng lại chỉ tự tiêu. Quá trình khâu vết mổ thường mất khoảng 30 phút.

quá trình sinh mổ gồm những bước nào

Sinh mổ gồm những bước nào? là câu hỏi của nhiều mẹ. Ảnh: Internet.

Khi quá trình sinh mổ hoàn tất, mẹ sẽ được đưa vào phòng hồi sức để theo dõi tình hình trong khoảng vài giờ. Nếu mẹ và bé đều khỏe mạnh thì bạn sẽ được gặp con trong phòng hồi sức, nếu có ý định cho con bú thì hãy thử ngay lúc đó luôn nhé.


So với sinh thường, quá trình sinh mổ thường diễn ra nhanh hơn, tuy nhiên thời gian phục hồi lại nhiều hơn. Bà bầu cần ít nhất 3 – 4 ngày sau sinh mổ mới có thể về nhà.

3. Những điều cần lưu ý khi bà bầu sinh mổ

Sau khi biết quá trình sinh mổ gồm những bước nào, các mẹ cũng cần lưu ý và chuẩn bị một số vấn đề sau khi chuẩn bị lên bàn mổ:

3.1. Làm sạch lông mu

Khi mổ đẻ, các bác sĩ sẽ thực hiện một vết rạch xuống vùng bụng dưới, vì vậy mẹ bầu nên dọn dẹp sạch sẽ vùng lông mu để tránh nguy cơ bị nhiễm trùng. Đây chỉ là đối với những mẹ có vùng lông mu rậm rạp thôi nhé, nếu không nhiều thì mẹ có thể bỏ qua chi tiết này.

3.2. Không sử dụng mỹ phẩm và trang sức

Khi đi đẻ, các mẹ không cần mang đồ trang điểm, sơn móng tay hay đồ trang sức đâu, hãy để chúng ở nhà trước khi lên đường đến bệnh viện.

không mang mỹ phẩm và đồ trang sức

Mẹ bầu không mang đồ trang điểm hay trang sức khi đi đẻ nhé. Ảnh: Internet.

3.3. Đừng quan tâm về thời trang

Tương tự như các món trang sức, khi đi sinh mẹ cũng không cần đầu tư về trang phục. Chỉ cần chọn những bộ quần áo đơn giản và thoải mái là được vì khi sinh bạn sẽ được mặc bộ đồ riêng của bệnh viện nên mang theo các loại quần áo mang theo sẽ không có tác dụng đâu nhé.

3.4. Không ăn uống trước khi sinh mổ

Ít nhất 6 tiếng tước khi sinh mổ thì mẹ bầu không được ăn bất cứ thứ gì. Nếu được chỉ định sinh từ sáng thì các bác sĩ sẽ yêu cầu mẹ bầu không được ăn quá nửa đêm vì bạn cần gây tê sa đó.


Chắc hẳn sau khi theo dõi những chia sẻ của chúng tôi trên đây, các mẹ đã giải đáp được sinh mổ gồm những bước nào và hiểu hơn về quá trình đẻ mổ rồi đúng không. Hiện nay phương pháp sinh mổ được nhiều người lựa chọn vì an toàn cho mẹ và bé. Hy vọng những chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp các mẹ chọn được phương pháp sinh phù hợp với bản thân khi giai đoạn lâm bồn sắp tới. Chúc các mẹ bầu khỏe mạnh, vượt cạn dễ dàng và hãy luôn đồng hành cùng chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích nhé.

We will be happy to hear your thoughts

      Leave a reply

      adayne.vn
      Logo
      Compare items
      • Total (0)
      Compare
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Shopping cart