Tham gia Hội Săn Sales Adayne.vn

Sinh mổ hay sinh thường tốt hơn? Các trường hợp mẹ bắt buộc phải sinh mổ

Câu hỏi sinh mổ hay sinh thường tốt hơn luôn là thắc mắc của nhiều mẹ bầu khi bước vào giai đoạn cuối thai kỳ. Không giống như ngày xưa chỉ có thể sinh thường, ngày nay các mẹ có thể chọn phương pháp sinh mổ cho bản thân thay vì sinh thường. Công nghệ kỹ thuật phát triển hiện đại nên ngày nay việc sinh mổ đã trở nên quen thuộc với mọi người, nhất là những bà mẹ trẻ thường hay chọn sinh mổ để không phải trải qua cơn đau chuyển dạ dai dẳng, cũng như không bị ảnh hưởng đến vùng kín. Tuy phương pháp sinh mổ nhanh, an toàn nhưng đây cũng là một cuộc phẫu thuật nên có thể mang đến nhiều ảnh hưởng cho sức khỏe của mẹ và thai nhi nên các mẹ hãy cân nhắc thật kỹ trước khi chọn phương pháp sinh con này.Sinh thường có thể khiến mẹ gặp nhiều đau đớn nên sinh mổ là phương pháp được ưa chuộng hiện nay, tuy nhiên những nguy hiểm tiềm ẩn khi sinh mổ lại khiến nhiều mẹ băn khoăn. Vậy mẹ bầu sinh mổ hay sinh thường tốt hơn? Trường hợp nào mẹ bầu bắt buộc phải sinh mổ? Để tìm hiểu chi tiết hơn về vấn đề này, mời mọi người cùng theo dõi những chia sẻ trong bài viết dưới đây nhé.

sinh mổ hay sinh thường tốt hơn

Tìm hiểu mẹ bầu nên sinh mổ hay sinh thường tốt hơn? Ảnh: Internet.

1. Bà bầu sinh mổ hay sinh thường tốt hơn?

1.1. Ưu nhược điểm của sinh mổ

Sinh mổ là phương pháp sinh con không qua đường đạo mà nhờ vào sự can thiệp của bác sĩ, mổ lấy em bé ra khỏi bụng mẹ. Sinh mổ là phương pháp sinh con hiện đại, thường được áp dụng với những trường hợp sản phụ có bất thường thai kỳ hoặc khi chuyển dạ. Khi sinh mổ, mẹ bầu có thể lên kế hoặc trước giúp giảm đau đớn, ít phức tạp và thuận tiện hơn so với những ca sinh thường kéo dài. Chỉ khoảng 30 phút lên bàn mổ là mẹ bầu có thể thấy con yêu của mình. Hơn nữa, sinh mổ giúp thai nhi chào đời an toàn mà không lo bị thương, đặc biệt với thai nhi kích thước lớn.


Tuy nhiên sinh mổ có nguy cơ tai biến khi gây tê, gây mê cho cả mẹ và bé. Vết sẹo tử cung không lành tốt sẽ ảnh hưởng đến lần sinh sau. Sau sinh mổ mẹ không đi lại hay ăn uống bình thường được, không thể cho con bú trong những giờ đầu sau sinh. Sức đề kháng của bé cũng kém hơn vì không được thừa hưởng xi khuẩn có lợi từ ống sinh người mẹ.

phương pháp sinh mổ

Sinh mổ là phương pháp được nhiều người ưa chuộng hiện nay. Ảnh: Internet.

1.2. Ưu nhược điểm của sinh thường

Sinh thường là quá trình thai nhi ra đời theo ống sinh sản của người mẹ, sinh thường giúp mẹ có một khoảng thời gian dài để chuẩn bị cho chuyện sinh nở, ngoài ra cũng giúp mẹ có cơ hội cảm nhận từng khoảng khắc ra đời của con. Tuy sinh thường mang lại nhiều đau đớn nhưng mẹ không cần lo lắng về những tác dụng phụ của thuốc gây tê, thuốc kháng sinh ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ.


Khi sinh thường người mẹ phục hồi nhanh, sau khi sinh có thể đi lại ăn uống và chăm sóc con. Sau 2 giờ đầu có thể cho con bú từ đó bảo vệ được nguồn sữa mẹ, việc bú mẹ sau những giờ đầu giúp bé không bị hạ đường huyết, thuận lợi cho quá trình tăng trường và phát triển của bé.


Quá trình em bé đi qua ống sinh sản của người mẹ cũng sẽ được thừa hưởng vi khuẩn có lợi trong ống sinh, từ đó tăng cường hệ miễn dịch cho bé. Thành âm đạo hẹp, co bóp lồng ngực bé giúp tống xuất dịch trong phổi, giảm viêm phổi sau sinh hiệu quả. Quá trình sinh thường làm cho âm đạo nở rộng tự nhiên, có lợi cho bài tiết sản dịch và có lợi cho việc phục hồi tử cung sau đẻ nhanh hơn so với sinh mổ.

phương pháp sinh thường

Sinh thường có nhiều lợi ích hơn cho sức khỏe mẹ và bé. Ảnh: Internet.

1.3. Sinh mổ hay sinh thường tốt hơn?

Để trả lời cho câu hỏi sinh mổ hay sinh thường tốt hơn thì nếu sức khoẻ của mẹ ổn định và thai nhi bình thường, không có vấn đề đáng lo ngại thì phương pháp sinh thường sẽ mang lại nhiều lợi ích cho bé và mẹ hơn. Nếu như không có một lý do về y tế cụ thể thì gia đình không nên đề nghị sinh mổ. Thường có nhiều trường hợp đề nghị sinh mổ để chọn ngày, chọn giờ tốt cho trẻ tuy nhiên đây là điều ảnh hưởng không tốt đối với cả mẹ và bé. So với các bé sinh mổ thì các bé ra đời bằng sinh thường sẽ có sức đề kháng và hô hấp tốt hơn.


Trên thế giới, đã có thống kê về những biến chứng và tai biến sau sinh mổ, nếu so tổng tai biến do đẻ thường với tai biến do mổ thì thấy tai biến do mổ cao gấp đôi. Chính vì vậy các mẹ hãy cố gắng sinh thường khi có thể nhé.

nện chọn sinh mổ hay sinh thường tốt hơn

Các mẹ đã biết sinh mổ hay sinh thường tốt hơn rồi đúng không. Ảnh: Internet.

2. Các trường hợp bắt buộc phải sinh mổ

Sau khi trả lời được câu hỏi sinh mổ hay sinh thường tốt hơn thì các mẹ đã biết nên chọn phương pháp sinh nở nào tốt nhất rồi đúng không. Tuy nhiên có một số trường hợp bất khả kháng mà mẹ bắt buộc phải sinh mổ như:

2.1. Mẹ có xương chậu nhỏ hoặc biến dạng

Một số người mẹ có vùng xương chậu biến dạng do có bệnh bại liệt, tiền sử bị gãy xương chậu hoặc vóc dáng cơ thể vốn lùn, bẩm sinh xương chậu nhỏ thì sẽ bắt buộc phải mổ lấy thai để phòng tránh tình huống bé bị kẹt lại tại xương chậu người mẹ khi chui ra ngoài.

2.2. Mẹ bị cao huyết áp, bệnh tim

Đối với mẹ bầu bị các căn bệnh như bệnh tim bẩm sinh, cao huyết áp, tiền sản giật hay hội chứng phù do thận, trước khi sinh, bác sĩ sẽ đánh giá khả năng sinh thường của mẹ. Nếu tỉ lệ nguy hiểm khi sinh thường lớn thì phương án đẻ mổ sẽ được áp dụng.

2.3. Vị trí thai nhi bất thường

Thông thường vị trí của thai nhi những tuần cuối thai kỳ là đầu quay xuống dưới, mặt úp vào phía trong bụng mẹ, tuy nhiên nhiều bé đến tận ngày sinh vẫn không chịu quay đầu, thậm chí là ngôi thai ngang gây khó khăn cho quá trình sinh thường. Những trường hợp bất thường ngôi thai thường phải đẻ mổ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

vị trí thai nhi bất thường

Mổ lấy thai khi vị trí thai nhi bất thường khi sắp sinh. Ảnh: Internet.

2.4. Đứt nhau thai

Trong tam cá nguyệt thứ 3 hoặc khi bạn chuẩn bị chuyển dạ thì nhau thai có thể bị bong ra khỏi lớp niêm mạc tử cung. Đứt nhau thai cản trở sự hấp thụ oxy của bé nên các bác sĩ sẽ chỉ định mổ khẩn cấp để cứu em bé.

2.5. Mẹ đã từng sinh mổ 1 lần

90% phụ nữ đã từng sinh mổ lần trước đó sẽ tiếp tục sinh mổ lần sau. Nguy cơ lớn nhất nếu chọn sinh thường là vỡ tử cung, xảy ra ở 0,2 – 1,5% phụ nữ mang thai. Nếu mẹ đã sinh mổ trước đó thì lần mang thai lần nên tham khảo ý kiến bác sĩ để chọn được phương pháp sinh con phù hợp nhé.

2.6. Sa dây rốn

Mặc dù đây là trường hợp hiếm xảy ra nhưng dây rốn có thể trượt ra khỏi tử cung và ra ngoài trước khi em bé ra đời, cản trở quá trình sinh thường. Khi gặp trường hợp này, các bác sĩ cũng sẽ chỉ định mổ khẩn cấp để đảm bảo an toàn cho bé và mẹ.

sa dây rốn khi sinh

Sa dây rốn cần được mổ lấy thai khẩn cấp. Ảnh: Internet.

2.7. Quá trình chuyển dạ kéo dài

Bình thường một cuộc chuyển dạ trung bình kéo dài 15 – 16 giờ tính từ khi bắt đầu đến lúc cổ tử cung mở hết, bà mẹ được rặn đẻ. Nếu vì một lý do nào đó mà cuộc chuyển dạ kéo dài thì bác sĩ can thiệp bằng thuốc hoặc thủ thuật hay phẫu thuật để lấy thai ra.


Chắc hẳn sau khi theo dõi bài viết trên đây các mẹ đã biết được sinh mổ hay sinh thường tốt hơn và chọn lựa được phương pháp sinh phù hợp với bản thân, đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Tuy biện pháp sinh mổ đã trở nên phổ biến nhưng các mẹ đừng quá lạm dụng phương pháp khi sinh con, nó có thể giúp bạn không phải chịu đau đớn của các cơn co thắt chuyển dạ sinh nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy hiểm không ngờ đấy. Hy vọng những chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp ích được cho mọi người và hãy luôn đồng hành cùng chúng tôi để cập nhật thêm thông tin hữu ích nhé.

We will be happy to hear your thoughts

      Leave a reply

      adayne.vn
      Logo
      Compare items
      • Total (0)
      Compare
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Shopping cart