Tham gia Hội Săn Sales Adayne.vn

Sự chuyển dạ và sinh con diễn ra như thế nào? Những việc mẹ cần làm là gì?

Sự chuyển dạ và sinh con được diễn ra theo một quá trình như thế nào, đâu là các dấu hiệu chứng tỏ cuộc chuyển dạ sinh con ở mẹ bầu đang đến rất gần, mẹ cần lưu ý điều gì hay cần phải làm những gì để giai đoạn này tiến triển một cách thật sự suôn sẻ thuận lợi? Hẳn đây đều là những trăn trở của không ít các chị em thai phụ, đặc biệt là người mới mang thai lần đầu, mới trải nghiệm cảm giác đau đớn, co thắt tử cung theo từng cơn. Thông qua những kinh nghiệm từ các mẹ đi trước cùng kiến thức hữu ích được cung cấp đầy đủ bởi các bác sĩ, các chuyên gia, chúng tôi xin trình bày tất tần tật mọi giai đoạn của quá trình chuyển dạ, sinh con để mẹ bầu tiện tham khảo, giảm bớt đi mọi áp lực trước lúc vượt cạn.Mang thai, chuyển dạ, sinh con luôn là một điều gì đó thật sự thiêng liêng và đáng trân trọng nhưng không phải mẹ nào cũng đều vượt qua nó một cách dễ dàng bởi áp lực phần nhiều về tâm lý, về tinh thần. Sau khi tham khảo tìm đọc thật kĩ nguồn bài viết này, chúng tôi hi vọng sẽ giúp chị em sản phụ vững tâm hơn và biết việc mình cần làm ở thời điểm cận sinh là gì.

sự chuyển dạ và sinh con ở mẹ bầu

Sự chuyển dạ và sinh con là một quá trình khá dài. Ảnh: Internet

1. Sự chuyển dạ và sinh con ở mẹ bầu thường diễn ra như thế nào?

Sự chuyển dạ và sinh con diễn ra qua 3 giai đoạn chính như sau:

1.1 Giai đoạn 1

Ở giai đoạn đầu tiên, cơn co thắt dạ con bắt đầu diễn ra dồn dập và mạnh mẽ. Giai đoạn này được kéo dài từ khi bắt đầu sinh cho tới khi cổ tử cung bị giãn nở. Đây là giai đoạn kéo dài khá lâu và kéo dài trong khoảng mấy tiếng đồng hồ, nếu đó là lần sinh đầu tiên của bạn. Trong quá trình sinh, người hộ sinh sẽ trực tiếp theo dõi nhịp tim của bé bằng máy siêu âm cầm tay.

1.2 Giai đoạn 2

Đây là giai đoạn mà em bé của bạn sẽ được sinh ra, đánh dấu bước ngoặc mới của sự chuyển dạ và sinh con. Giai đoạn này bắt đầu từ khi tử cung của mẹ bị giãn rộng ra và bắt đầu rặn đẻ. Giai đoạn này sẽ kéo dài từ 1-2 tiếng đồng hồ, hoặc cũng có thể là lâu hơn, nếu bạn có tiêm thuốc gây tê ngoài màng cứng giảm đau và thời gian sinh ngắn hơn, nếu trước đó bạn từng sinh em bé.


Trong một vài trường hợp, sinh thường không hẳn là phương án tốt nhất, có thể là do em bé sinh ngược, bạn hoặc em bé đang gặp phải biến chứng bất lợi nào đó. Hoặc trong một số trường hợp khác, sau khi thăm khám theo dõi, bác sĩ khuyên bạn nên chọn cách sinh mổ an toàn. Lúc đó các bác sĩ sẽ cắt một vết nhỏ ở bụng và đưa em bé ra ngoài. Nếu bạn thật sự tỉnh táo thì sẽ có người thân bên cạnh hỗ trợ trong quá trình phẫu thuật. Sẽ có một màn hình chắn đặt trên bụng và bạn sẽ không thể thấy được bất cứ điều gì cả nhưng ngay khi em bé chào đời, chắc chắn bạn sẽ thấy.

em bé chào đời ở giai đoạn 2 của sự chuyển dạ và sinh con

Giai đoạn 2 của sự chuyển dạ và sinh con là em bé sẽ chào đời. Ảnh: Internet

1.3 Giai đoạn 3

Khi con yêu chào đời, nhau thai sẽ được đưa ra bên ngoài. Nếu sức khỏe của mẹ hoàn toàn ổn định và không có bất cứ vấn đề gì nghiêm trọng thì khi sinh con, bạn có thể chọn cách đẩy nhau thai ra bên ngoài theo cách tự nhiên nhất. Sau khi sinh, nếu em bé bắt đầu bú ngay thì sẽ khiến cơ thể bạn tiết ra một loại hoocmon để tăng tốc độ đẩy nhau thai ra. Ngoài ra, đội ngũ hộ sinh cũng giúp bạn đẩy nhau thai ra ngoài nhanh hơn bằng cách tiêm thuốc. Bạn có thể trao đổi với họ trước về những phương án này.

2. Các dấu hiệu chuyển dạ sinh con ở mẹ bầu cần phải biết

2.1 Cổ tử cung mở ra

Đến khi bắt đầu quá trình chuyển dạ thì cổ tử cung của người mẹ sẽ tiếp tục mở ra khoảng từ 2-3cm.

2.2 Cổ tử cung mềm và mỏng

Khi cơn chuyển dạ thực sự bắt đầu thì cũng là lúc cổ tử cung của người mẹ sẽ mềm ra và mỏng hơn. Đây được gọi là quá trình giãn nở nhưng mẹ sẽ không phát hiện rõ sự thay đổi này như thế nào. Để kiểm tra các dấu hiệu của sự giãn nở này, bác sĩ sản khoa sẽ tiến hành thăm khám âm đạo của người mẹ.

cổ tử cung mềm ra là dấu hiệu của sự chuyển dạ

Dấu hiệu của sự chuyển dạ và sinh con là cổ tử cung mềm ra. Ảnh: Internet

2.3 Vỡ ối

Đây là tình trạng nước ối chảy ra từ âm đạo của người mẹ và tình trạng này có thể là rất ít hoặc rất nhiều. Thông thường, túi nước ối bị rò hoặc bị vỡ ra chính là dấu hiệu của sự chuyển dạ đang cận kề. Túi ối nếu vỡ lâu sẽ rất nguy hiểm và làm cho quá trình sinh con diễn ra khó khăn hơn. Vì vậy giải pháp tốt nhất là hãy đến bệnh viện kiểm tra ngay nhé.

2.4 Co thắt tử cung

Các cơn co thắt lúc này sẽ diễn ra một cách thường xuyên và mạnh mẽ hơn. Hầu hết các mẹ bầu sẽ cảm thấy xuất hiện cơn đau chuyển dạ ở phía trên vùng bụng và sau đó sẽ lan ra hết phần lưng, phần bụng dưới. Nhưng nếu cơn đau chỉ tập trung chủ yếu ở vùng bụng dưới, hoặc khi bạn thay đổi tư thế cũng dễ dàng hết đi thì nhiều khả năng đó là chuyển dạ giả.

2.5 Âm đạo ra dịch màu hồng

Mẹ có thể dễ dàng nhận thấy dịch nhầy ở âm đạo tiết ra. Chất nhầy này có thể loãng hoặc đặc. Có màu hồng, màu nâu hoặc đôi khi có lận thêm máu. Khi chất nhầy này được tiết ra thì tức có nghĩa là cổ tử cung đã bắt đầu giãn nở và mềm mỏng hơn để sẵn sàng cho cuộc chuyển dạ.

3. Mẹ cần làm gì khi phát hiện có dấu hiệu của sự chuyển dạ và sinh con?

trước khi chuyển dạ sinh con mẹ nên nghỉ ngơi thư giãn

Mẹ nên nghỉ ngơi thư giãn trước khi chuyển dạ bắt đầu. Ảnh: Internet

Trong giai đoạn sớm của quá trình chuyển dạ, mẹ cứ ở nhà làm các công việc như bình thường và tranh thủ nghỉ ngơi thư giãn đầu óc bởi bạn sẽ cần rất nhiều sức lực cho cơn chuyển dạ thực sự sắp đến.


Bạn hãy tích cực theo dõi các cơn co thắt qua các vấn đề cụ thể như sau: thời điểm nào các cơn co thắt trở nên nhiều hơn? Thời gian khoảng cách giữa các cơn co thắt là bao nhiêu? Độ dài mỗi cơn co thắt như vậy là bao nhiêu? Mức độ đau như thế nào, có tăng dần lên không? Nếu thay đổi tư thế thì cơn đau có giảm bớt không?


Hãy chú ý theo dõi kiểm tra dịch âm đạo, chủ yếu là theo dõi về màu sắc, xem có màu hồng, màu nâu hoặc có lẫn với máu hay không. Tiếp tục theo dõi nước ối chảy ra từ dịch âm đạo, số lượng màu sắc của nước ối là nhiều hay ít và tình trạng hiện tại bạn gặp phải là rỉ ối hay vỡ ối.


Nếu bạn có bất cứ điều gì băn khoăn về quá trình chuyển dạ cũng như không biết khi nào thì mình nên đến bệnh viện, hãy gọi ngay cho bác sĩ sản khoa để có lời khuyên tư vấn tốt nhất nhé.

nhận thấy dấu hiệu chuyển dạ mẹ nên thăm khám bác sĩ

Tìm gặp bác sĩ sản khoa khi nhận thấy dấu hiệu chuyển dạ. Ảnh: Internet

Thông qua những gì mà chúng tôi vừa chuyển tải, tin tưởng rằng các mẹ sẽ góp nhặt cho mình một số kĩ năng, một số kiến thức cũng như kinh nghiệm cần thiết trước khi chính thức bước vào giai đoạn chuyển dạ sinh con sắp tới. Như chia sẻ ở trên thì sự chuyển dạ và sinh con phải trải qua nhiều giai đoạn, đòi hỏi nhiều ở người mẹ sự bình tĩnh, nếu càng lo lắng càng lúng túng thì càng dễ khiến cho việc sinh nở bị chậm trễ, gián đoạn, nói chung là không mau mắn như mong đợi. Hi vọng rằng, với những dấu hiệu chuyển dạ như cổ tử cung mềm và mỏng, cổ tử cung mở ra, âm đạo ra dịch hồng, tử cung co thắt, vỡ ối như đã đề cập tới sẽ hỗ trợ mẹ phần nào trong việc nhận biết dấu hiệu sắp sinh con. Mến chúc mẹ sức khỏe và thành công.

We will be happy to hear your thoughts

      Leave a reply

      adayne.vn
      Logo
      Compare items
      • Total (0)
      Compare
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Shopping cart