Tham gia Hội Săn Sales Adayne.vn

Thai nhi bao nhiêu tuần thì mở mắt?

Thai nhi tuần thứ 26 bé biết mở và đóng mắt, nếu bị chiếu ánh sáng vào bụng, bé sẽ quay đầu lại phản ứng và bé giai đoạn này sẽ ngủ trong khoảng 15 – 20 phút/ lần, thường xuyên thức và đạp bụng mẹ.

Khi nào thai nhi biết mở mắt trong bụng mẹ?

Thai nhi tuần 26 có chiều dài tính từ đầu đến mông đạt khoảng 21 – 23 cm, cân nặng khoảng 900 – 910g.


Thời điểm này, em bé đã có những bước phát triển nhanh chóng một cách đáng kinh ngạc. Đa số các bé sẽ đạt mức cân nặng chuẩn trong tuần này và mẹ cần phải chú ý quản lý chặt chẽ chế độ ăn uống của mình để không bị tăng cân quá mức cho phép.


Phản ứng nuốt dịch ối của thai nhi tuần 26 cũng bắt đầu thuần thục hơn, bé đã bắt đầu nuốt nhiều và do đó, những lần bị nấc cụt cũng xuất hiện nhiều hơn. Các giác quan của bé trong giai đoạn này đã phát triển rất nhanh, cơ quan xúc giác phát triển và nếu bị chiếu ánh sáng vào bụng, bé sẽ quay đầu lại phản ứng, vì thị lực lúc này đã phát triển đặc biệt bé đã có thể đóng mở mắt.


Dù ở trong bụng mẹ chưa có không khí để thở nhưng thai nhi tuần 26 đã biết học cách thở. Thân mình dù vẫn chưa to lên nhiều nhưng so với kích thước của đầu đã dần cân xứng hơn. Nét mặt của em bé lúc này đã gần giống với lúc bé chào đời.

Thai nhi bao nhiêu tuần thì mở mắt?

Thai nhi sẽ tiếp tục phát triển, tuy tốc độ có hơi chậm hơn so với trước. Các phế nang phát triển nhưng chưa trưởng thành hoàn toàn. Sóng thần kinh não bộ lúc này hoạt động giống như sóng thần kinh não bộ của một em bé đủ tháng. Nguồn gốc của nó xuất phát từ vỏ não và cũng là phần phát triển nhất của não bộ.


Các mô hình ngủ và thức của thai nhi cũng bắt đầu được hình thành dù vẫn chưa thực sự rõ nét. Em bé sẽ ngủ trong khoảng 15 – 20 phút/ lần, thường xuyên thức và đạp bụng mẹ.

Ăn gì cho thai nhi mắt sáng và đẹp?

Có rất nhiều loại thực phẩm có tác dụng thúc đẩy sự gia tăng hemoglobin và giúp trẻ có được đôi mắt sáng ngay từ trong bụng mẹ. Tuy vậy, mẹ bầu cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để bổ sung lượng vitamin A phù hợp với từng giai đoạn của thai kỳ. Một số thực phẩm giàu vitamin A mà mẹ bầu có thể sử dụng như gan động vật, lòng đỏ trứng, sữa, dầu gan cá tuyết, cà rốt, táo, cà chua, các loại rau xanh và trái cây khô.


Giúp con thông minh: Con thông minh ắt hẳn là điều mà bất kì bậc cha mẹ nào cũng quan tâm và mong muốn nhất cho con mình. Những thực phẩm mẹ bầu ăn trong quá trình mang thai rất quan trọng bởi theo tiến sĩ Kate Di Prima, 70% sự phát triển ở não trẻ xảy ra khi em bé còn trong bụng mẹ. Do vậy, việc bổ sung các loại siêu dưỡng chất như protein, acid béo, canxi, sắt, folate, colin là rất cần thiết cho sự phát triển não bộ của trẻ và tăng sức đề kháng cho trẻ sau khi ra đời.


Giúp con có làn da đẹp: Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết rằng, chế độ ăn uống có thể “can thiệp” giúp làm bé xinh đẹp hơn ngay từ trong bụng mẹ. Ví dụ, nếu bạn muốn bé có một làn da trắng, hãy ăn những loại thực phẩm giàu vitamin C như cà chua, nho, cam, táo hay súp lơ, dưa, hành tây, tỏi.

Những điều chưa biết về thai nhi

Trong thời gian mang thai, chắc chắn các bà mẹ sẽ vô cùng tò mò muốn biết con mình đang phát triển như thế nào, có những thay đổi gì đáng kể không? Khi nào mắt, mũi, chân tay xuất hiện và bé đã dài bao nhiêu rồi…?


Trên thực tế có rất nhiều điều thú vị về thai nhi trong bụng mẹ mà không phải bác sĩ nào cũng cung cấp cho mẹ bầu. Theo từng giai đoạn, thai nhi sẽ phát triển về khả năng thị giác, thính giác, khứu giác… Mỗ tuần thai, bé lại có những thay đổi mới để dần hoàn thiện hơn. Dưới đây là 9 sự kiện đặc biệt nhất về thai nhi không phải mẹ bầu nào cũng biết:

1. Sự phát triển của mắt và tai


Vào tuần thứ 8 thai kỳ, đôi mắt và tai của bé đã bắt đầu hình thành và phát triển. Mặc dù lúc này thai nhi chỉ dài khoảng 2cm. Khuôn mặt của bé cũng bắt đầu quá trình phát triển nhanh chóng.

2. Bộ phận sinh dục


Bộ phân sinh dục của thai nhi bắt đầu hình thành từ tuần thứ 9 và sẽ được phân biệt thành bộ phận sinh dục nam hay nữ ở tuần 12 thai kỳ. Đây là điều vô cùng thú vị mà không phải mẹ bầu nào cũng biết và các bác sĩ cũng ít khi tiết lộ.

3. Khi nào cơ thể bé hình thành đầy đủ?


Ở tuần 12 thai kỳ, mặc dù mới chỉ dài khoảng 5cm từ đầu đến mông nhưng cơ thể bé đã được hình thành đầy đủ bao gồm ngón tay, ngón chân với móng tay đầy đủ. Tai, mắt, mũi, miệng và các cơ quan trong cơ thể bé cũng đã đầy đủ.

4. Cơ thể bé bằng nửa chiều dài khi sinh


Điều thú vị đặc biệt này rơi vào tuần thứ 20 thai kỳ. Lúc này, chiều dài từ đỉnh đầu đến mông của bé khoảng 18cm. Thai nhi cũng bắt đầu có những chuyển động mạnh trong bụng mẹ và ở bên ngoài mẹ cũng dễ dàng cảm nhận được những chuyển động này. Ngoài ra, vào tuần thai này, qua hình ảnh siêu âm mẹ cũng dễ dàng nhìn thấy lông mày hay móng tay của bé.

5. Khi nào bé nghe được âm thanh từ bên ngoài


Theo các chuyên gia, vào khoảng tuần thứ 20-24 thai kỳ, em bé sẽ nghe thấy những âm thanh từ bên ngoài tử cung và có thể đáp lại những âm thanh đó. Lúc này, khuôn mặt và các cơ quan trong cơ thể bé cũng đã hoàn thiện. Tuy nhiên các lớp da còn mỏng, hơi nhăn nheo và được bảo vệ bởi một lớp lông tơ.

6. Thai nhi thở thế nào?


Trong bụng mẹ, thai nhi có thở không? Đây là thắc mắc của hầu hết các mẹ bầu. Câu trả lời là: Trong bụng mẹ thai nhi vẫn thở mặc dù không hít thở oxy thông qua phổi như sau khi chào đời. Khoảng tuần thứ 27 của thai kỳ, chất lỏng sẽ tràn đầy trong phổi và khi chào đời, quá trình đi ra khỏi cơ thể mẹ sẽ đẩy hết nước trong phổi ra để bé bắt đầu những nhịp thở đầu tiên.

7. Cảm nhận mùi vị


Vào tuần 28 thai kỳ, khứu giác của bé sẽ phát triển hoàn chỉnh và từ tuần thai này khi mẹ ngửi thấy bất cứ mùi gì thì em bé cũng ngửi được mùi đó.

8. Mắt thai nhi có mở không?


Ở khoảng tuần thứ 32 thai kỳ, mắt của bé sẽ mở mỗi khi bé thức giấc. Lúc này, đầu của em bé thường sẽ quay xuống dưới hướng về cửa âm đạo để dễ dàng chào đời. Mẹ cũng sẽ dễ dàng cảm nhận được những chuyện động mạnh mẽ từ chân, tay thai nhi. Vào tuần thai thứ 32, em bé dài khoảng 35-38cm tính từ đầu đến mông và 44-55cm tính từ đầu đến chân.

9. Bé chào đời đúng ngày dự sinh?


Theo thống kê chỉ khoảng 5% trẻ sơ sinh chào đời đúng ngày dự sinh. Còn lại các bé sẽ chào đời trong khoảng 2 tuần trước và sau ngày dự sinh. Thông thường, người ta sẽ dự tính 40 tuần thai là bé đủ ngày đủ tháng. Cân nặng của các bé khi chào đời nặng khoảng 2,5-3,5kg.


tu khoa

  • khi nao thai nhi mo mat
  • thai nhi co biet mo mat khong
  • thai nhi co mo mat khong
  • thai mấy tuần thì có tim thai và phôi thai
We will be happy to hear your thoughts

      Leave a reply

      adayne.vn
      Logo
      Compare items
      • Total (0)
      Compare
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Shopping cart