Tham gia Hội Săn Sales Adayne.vn

Tiêm phòng cúm trước khi mang thai mấy tháng để đảm bảo hiệu quả?

Tiêm phòng cúm trước khi mang thai mấy tháng để đảm bảo hiệu quả là vấn đề “hot” được nhiều chị em quan tâm. Ở Việt Nam, khi thời tiết chuyển mùa từ nóng sang lạnh thường khiến các chị em nhiễm cảm cúm. Mặc dù, cúm là căn bệnh không quá nguy hiểm, nhưng nếu không chủng ngừa trước khi mang thai chúng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức đề kháng của mẹ và bé.Bị cảm cúm khi mang thai thường làm nhiệt độ cơ thể tăng lên nhanh chóng gây sốt, sổ mũi, đau rát vòm họng…  Ngoài ra, bệnh cúm còn gây rối loại trao đổi chất, sản sinh độc tố và ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của thai nhi.

Bệnh cúm có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức đề kháng của mẹ và bé

Bệnh cúm có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức đề kháng của mẹ và bé. Ảnh: Internet

1. Tìm hiểu về bệnh cúm

Bệnh cúm là căn bệnh truyền nhiễm virus cúm qua đường hô hấp, bệnh có biểu hiện ở nhiều mức độ từ nhẹ đến nặng. Hiện nay, các nhà khoa học đã chia virus cúm thành nhiều nhóm như virus cúm A, B và C.

Biểu hiện của bệnh cúm: Sốt, mệt mỏi toàn thân, đau đầu, đau nhức cơ thể, viêm đường hô hấp như đau họng, ho, tức ngực, chảy nước mũi.

Khả năng lây truyền của bệnh: Bệnh cúm rất dễ lây lan. Chỉ cần giao tiếp với người bị cúm bạn sẽ có khả năng mắc bệnh. Nguyên nhân là do bạn đã tiếp xúc với virus cúm thông qua nước bọt (khi nói chuyện, hắt hơi, ho) của người bệnh. Thời điểm lây lan là 1 ngày và xuất hiện triệu chứng là 7 ngày.

Các biến chứng khi mắc phải bệnh cúm: Bà bầu bị cúm có thể gây viêm phổi dẫn tới suy hô hấp dẫn tới nguy cơ tử vong. Ngoài ra, bệnh còn có thể phát triển thành H5N1 hoặc H7N9.

2. Tại sao nên tiêm phòng cúm trước khi mang thai

Thời điểm bệnh cúm phát triển và lây lan nhanh nhất là khi thời tiết chuyển mùa từ nóng sang lạnh. Theo khuyến cáo của các bác sĩ, không chỉ trẻ em mà ngay cả người lớn cũng nên tiêm ngừa bệnh cúm, đặc biệt là các chị em đã có kế hoạch sinh em bé.


Tiêm phòng cúm trước khi mang thai có tác dụng giảm thiểu nguy cơ bị cúm và giúp tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch trong suốt quá trình thai kỳ. Thuốc chủng ngừa cúm phải mất khoảng một tuần sau khi tiêm mới có hiệu quả. Do đó, nếu chờ đến mùa cúm mới tiêm phòng thì vắc xin sẽ không có hiệu lực như mong đợi.

Nên tiêm phòng cúm trước khi mang thai ít nhất là 3 tháng

Nên tiêm phòng cúm trước khi mang thai ít nhất là 3 tháng. Ảnh: Internet

Theo các báo cáo của viện y học, vắc xin tiêm ngừa cúm không có bất kỳ tác dụng phụ nào đối với thai nhi. Do đó, các mẹ có thể tiêm ngừa trước hoặc trong quá trình mang thai.

3. Thời điểm thích hợp để tiêm phòng cúm trước khi mang thai

Vắc xin cúm không có bất kỳ tác dụng phụ nào, nên chị em có thể tiêm phòng hàng năm. Việc tiêm phòng mỗi năm không chỉ giúp bạn ngăn ngừa bệnh, mà còn tránh được sự đột biến của bệnh. Thời điểm tiêm phòng thích hợp nhất là từ 3 tháng trước khi mang thai để tránh các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, viêm họng…


Theo khuyến cáo của trung tâm ngăn ngừa và kiểm soát dịch bệnh Mỹ: “phụ nữ nên tiêm phòng bệnh cúm trong mùa cúm, tức là từng tháng 11 đến tháng 3 hàng năm”. Vì đây là giai đoạn dịch cúm bùng phát mạnh mẽ.


Với những trường hợp chưa tiêm phòng mà bị nhiễm cúm (hắt hơn, ho, chảy nước mũi hoặc khó thở) bạn nên đi khám sớm, nghỉ ngơi và uống nhiều nước. Ngoài ra, bạn cần kết hợp chế độ dinh dưỡng khoa học để hồi phục sức khỏe nhanh nhất nhé!

Bạn nên kết hợp chế độ dinh dưỡng khoa học để hạn chế bệnh tật

Bạn nên kết hợp chế độ dinh dưỡng khoa học để hạn chế bệnh tật. Ảnh: Internet

4. Những người không nên tiêm phòng cúm

Mặc dù, vắc xin chủng ngừa cúm không có bất kỳ tác dụng phụ nào, nhưng nó không được sử dụng bổ biến với tất cả mọi đối tượng. Nếu bạn thuộc một trong những trường hợp dưới đây thì không nên tiêm phòng cúm:

  • Đã từng có tiền sử dị ứng với tiêm phòng cúm trước đó.
  • Dị ứng nghiêm trọng với trứng.
  • Bị sốt vừa hoặc cao (bạn nên chờ cho đến khi tình trạng tốt hơn mới nên đi tiêm phòng cúm).
  • Từng bị hội chứng Guillian-Barre (hệ miễn dịch tấn công một phần của hệ thần kinh)  trong 6 tuần sau khi tiêm cúm.

Với những chia sẻ trên, hy vọng các chị em phụ nữ có thể hiểu hơn về việc tiêm phòng cúm trước khi mang thai để bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé trong quá trình thai kỳ. Ngoài ra, chị em có con nhỏ cũng nên dãn bé đi tiêm phòng định kỳ để tăng sức đề kháng. Mỗi mùa virus cúm sẽ đột biến ở thể trạng khác nhau. Do đó, việc tiêm phòng theo từng thời điểm dịch cúm xuất hiện sẽ đem lại kết quả tốt hơn.

We will be happy to hear your thoughts

      Leave a reply

      adayne.vn
      Logo
      Compare items
      • Total (0)
      Compare
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Shopping cart