Tham gia Hội Săn Sales Adayne.vn

Tuần thai thứ 7: Những thay đổi của mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi

Trong tuần thai thứ 7, cơ thể mẹ và thai nhi sẽ tiếp tục có khá nhiều thay đổi. Các mẹ hãy cập nhật những thông tin trong bài viết dưới đây để hiểu rõ về những triệu chứng của cơ thể mình, để có sự chuẩn bị chu đáo về tâm lý và bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết nhé.

1. Những sự thay đổi của thai nhi ở tuần thai thứ 7

Ở tuần thai thứ 7, thai nhi đã phát triển hơn nhưng còn nhỏ chỉ dài khoảng 1,3 cm, kích thước này chỉ bằng 1 quả o-liu nhỏ. Thai nhi đã có tim, bác sĩ có thể nghe được nhịp tim khi siêu âm, bạn nên vui mừng vì đây là khẳng định rằng chắc chắn bạn sắp trở thành người mẹ tương lai. Tuần thai này, mắt phát triển to hơn, có màu. Tính trạng của mắt bé do gen di truyền quyết định. Tai bắt đầu phát triển và hình thành. Trong vòm miệng, lưỡi bắt đầu hình thành nhưng nhỏ. Chân răng sẽ xuất hiện và phát triển thành hàm.

Thai nhi ở tuần thai thứ 7

Thai nhi ở tuần thai thứ 7. Ảnh: Internet

2. Những thay đổi của mẹ bầu 

Thời điểm này vẫn còn khá sớm để bạn cảm nhận và nhìn thấy sự rộng ra của thành bụng. Bụng bầu còn được bao bỏi xương chậu nên sẽ chưa nhô lên. Cơ thể bạn sẽ nổi rõ lên các mạch máu, nhiều nhất là vùng chân và ngực. Bạn đứng một thời gian lâu chân có thể sẽ đau và bạn ngại đi lại hơn, chỉ muốn ngồi một chỗ. Ban nên di chuyển chân khi có thể hoặc gác chân lên ghế để thúc đẩy quá trình lưu thông của máu.


Dịch nhầy tiết ra nhiều ở âm đạo. Điều này không có gì phải lo lắng, bởi vì nó sẽ diễn ra trong suốt quá trình mang thai. Bạn nên dùng băng vệ sinh hàng ngày để khác phục tình trạng này. Thỉnh thoảng những cơn đau do chuột rút sẽ xuất hiện. Cảm giác khó chịu này cũng gióng như lúc trước kỳ kinh nguyệt. Nếu bạn cảm thấy cơn đau dữ dội hoặc rỉ máu ở âm đạo thì hãy liên hệ với bác sĩ để được chăm sóc.

Những cơn đau do chuột rút

Những cơn đau do chuột rút. Ảnh: Internet

Quan sát ở vùng ngực, bạn sẽ thấy đầu ti lớn ra  và trở nên thâm lại. Một số bà mẹ có thể sẽ bị nổi mụn nhọt ở quầng vú. Những nốt mụn nhọt này được gọi là montgomery, giúp thúc đẩy quá trình tiết sữa. Bạn hãy để yên những nốt mụn này mà đừng tác động gì vào, không bóp hoặc nặn. Mụn cũng nổi trên mặt bạn nhiều hơn do các hormone nội tiết tố tiết ra trong kỳ thai nghén. Thời điểm này bạn nên cẩn trọng khi sử dụng mỹ phẩm vì có những mỹ phẩm không tốt cho quá trình mang thai.


Tinh thần của bạn không được ổn đinh, có thể sẽ bị tụ tinh thần. Các bà mẹ cảm thấy mệt mỏi, oải người, buồn nôn. Bạn hãy cố gắng vượt qua giai đoạn này. Các bà mẹ nên chủ động về mặt tâm lý, đừng quá lo lắng. Một số bà mẹ còn thấy buồn phiền và nghĩ về đứa bé trong bụng nhiều hơn.

3. Các mẹ nên làm gì ở tuần thai thứ 7

Các bà mẹ nên luyện tập thể dục nhẹ nhàng với những bài tập đơn giản, đi bộ để giúp cơ thể bớt mệ mỏi, kết hợp với những bài tập yoga cho mẹ mang thai. Để giảm bớt những cơn buồn nôn, bạn nên nghỉ ngơi nhiều hơn, thường xuyên hỏi ý kiến bác sĩ. Bổ sung dĩnh dưỡng luôn cần thiết suốt quá trình mang thai. Ở tuần thai này bạn vẫn phải đảm bảo chế độ ăn uống đầu đủ. Bạn nên bổ sung tinh bột, vitamin, đạm, axit folic, sắt, chất xơ, canxi. Đảm bảo uống đủ 2 lít nước hàng ngày.

Thực phẩm dinh dưỡng cần thiết cho bà bầu

Thực phẩm dinh dưỡng cần thiết cho bà bầu. Ảnh: Internet

Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bà mẹ chuẩn bị cho tuần thai thứ 7 của mình thật tốt, chu đáo cả về tinh thần và dưỡng chất. Những việc nên làm của bạn trong giai đoạn này sẽ là tiền đề và thúc đẩy quá trình phát triển của thai nhi được tốt nhất. Bạn hãy thường xuyên trao đổi với bác sĩ để có những lời tư vấn tốt nhất.

Thanh Ngân tổng hợp

We will be happy to hear your thoughts

      Leave a reply

      adayne.vn
      Logo
      Compare items
      • Total (0)
      Compare
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Shopping cart