Tham gia Hội Săn Sales Adayne.vn

Bé sơ sinh vừa bú vừa khóc là vì những nguyên nhân gì?

Bé sơ sinh vừa bú vừa khóc hoặc tỏ ra cáu gắt khi mẹ cho bú ti là vấn đề khiến nhiều bà mẹ trẻ bối rối và thắc mắc không biết rằng bé đang bị làm sao. Có thể nói, hoạt động bú mẹ là một hoạt động bản năng rất quan trọng của trẻ sơ sinh nhằm giúp bé hấp thu các chất dinh dưỡng từ nguồn sữa mẹ. Tuy nhiên, bên cạnh những bé bú mẹ rất ngoan thì vẫn có nhiều bé lại quấy khóc trong quá trình bú mẹ.Vì vậy, để biết được nguyên nhân của vấn đề này là gì và hướng giải quyết ra sao thì các mẹ hãy tham khảo một vài thông tin mà Mom.vn chia sẻ dưới đây. Đồng thời cũng giúp các mẹ có thêm kiến thức trong việc chăm sóc trẻ sơ sinh hay xử lí bé sơ sinh vừa bú vừa khóc như thế nào để tốt hơn.

bé sơ sinh vừa bú vừa khóc

Trong lúc trẻ bú, mẹ cũng nên quan sát để nhận biết dấu hiệu bất thường nếu có. Ảnh: Internet

1. Bé đang khó chịu trong người

Việc bé sơ sinh vừa bú vừa khóc rất có thể là do trẻ đang gặp vấn đề nào đó về bệnh lý như cảm, sổ mũi, đau họng, đau bụng, nhức mình…hoặc cũng có thể là bé đã bị côn trùng cắn gây ngứa ngáy khó chịu. Tất cả những nguyên nhân kể trên đều khiến bé mệt mỏi, uể oải trong người nên sinh ra cảm giác lười bú, vì vậy khi mẹ muốn cho trẻ bú thì con sẽ dùng tiếng khóc để phản đối.


Nếu nghi ngờ bé bị côn trùng cắn thì mẹ nên nhanh chóng tìm ra vết cắn đó để bôi thuốc hay xức dầu cho bé. Còn trong trường hợp trẻ bị bệnh thì mẹ hãy nhanh chóng đưa con đến bệnh viện để được khám và chữa trị, tránh để tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe bé và sự phát triển của trẻ cũng sẽ bị chậm lại.

bé bị bệnh sẽ vừa bú vừa khóc

Sự mệt mỏi của bé khi bị bệnh sẽ khiến trẻ vừa bú vừa khóc. Ảnh: Internet

2. Sữa mẹ quá ít so với nhu cầu bú của bé

Nhiều bé rất nhanh đói và háu ăn, vì vậy nếu khi bú mẹ mà lượng sữa này quá ít so với nhu cầu bú của trẻ thì có thể bé sẽ “chê” bằng cách vừa bú vừa khóc. Ngoài ra, nếu mẹ nào tập cho con bú bình trước khi bú mẹ thì cũng sẽ khiến bé cảm thấy khó chịu khi bú ti của mẹ. Bởi vì khi bú bình, bé chỉ cần mút nhẹ thì sữa đã chảy ra rất nhiều, trong khi bú mẹ thì trẻ phải dùng lực nhiều hơn mà sữa lại không chảy ra nhiều như bé mong đợi.


Nếu mẹ nhận thấy rằng mình thuộc trường hợp trên thì nên tìm cách kích thích sữa mẹ về nhiều hơn bằng cách massage bầu ngực hoặc thay đổi thực đơn ăn uống. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên thực hiện hoạt động tiếp da cùng con để tăng cảm giác gần gũi giữa hai mẹ con và giúp bé yêu thích bầu sữa của mẹ hơn là việc bú bình.

mẹ tiếp da cùng bé

Thực hiện tiếp da cùng bé để trẻ yêu thích bầu sữa của mẹ hơn. Ảnh: Internet

Còn nếu trong trường hợp nhu cầu bú của bé quá cao trong khi sữa mẹ không thể tiết ra nhiều như mong muốn thì các mẹ nên cho con bú thêm sữa công thức.

3. Sữa mẹ có mùi lạ

Những thực phẩm mẹ ăn trong giai đoạn cho con bú đều sẽ ảnh hưởng đến mùi vị sữa mẹ. Do đó, nếu mẹ ăn những thực phẩm cay nóng hoặc nặng mùi như hành, tỏi, mắm…thì sẽ khiến sữa mẹ có mùi vị kì lạ, không còn ngọt mát như bình thường nữa, và điều này sẽ khiến bé cảm thấy khó chịu khi bú sữa mẹ vào, do đó trẻ có thể sẽ vừa bú vừa khóc để báo cho mẹ biết là bé không muốn bú sữa có mùi vị như thế.

sữa mẹ có mùi lạ khiến bé cảm thấy khó chịu

Sữa mẹ có mùi lạ sẽ khiến bé bú vào cảm thấy khó chịu. Ảnh: Internet

Đối với trường hợp này, không còn cách nào khác là mẹ phải thay đổi ngay thực đơn ăn uống của mình. Mẹ chỉ nên ăn những thực phẩm bổ dưỡng và lợi sữa cho bé bú, tránh ăn những thức ăn cay nóng, nặng mùi hoặc quá tanh để không khiến sữa của mình có mùi vị kì lạ khiến bé bú vào khó chịu, quấy khóc đòi bỏ bú, từ đó ảnh hưởng đến tốc độ phát triển bình thường của trẻ.

4. Đầu ti của mẹ không phù hợp với khuôn miệng của bé

Đầu ti của mỗi người mẹ không hề giống nhau, đồng thời không phải ti của mẹ nào cũng phù hợp với khuôn miệng của bé một cách hoàn hảo. Nếu ti của mẹ quá lớn so với miệng bé thì sẽ khiến trẻ khó thở mỗi khi bú mẹ, ngược lại, nếu ti của mẹ quá nhỏ so với miệng của con thì khi bé ngậm vào sẽ không giữ được mà cứ tuột ra khỏi miệng trẻ, khiến bé không thể hút được chút sữa nào từ mẹ. Hiện tượng này xảy ra liên tục sẽ khiến bé cảm thấy khó chịu và quấy khóc mỗi khi mẹ cho bú.

đầu ti không phù hợp khiến bé không chịu bú mẹ

Nếu đầu ti mẹ không phù hợp với khuôn miệng bé sẽ khiến trẻ khó chịu khi bú mẹ và ngược lại. Ảnh: Internet

Cách giải quyết trong trường hợp này còn tùy thuộc vào đầu ti của mẹ có kích cỡ như thế nào. Nếu ti của mẹ quá nhỏ hoặc bị thụt sâu vào trong thì mẹ cần nhờ đến bác sĩ phẫu thuật để kéo đầu ti ra. Trong trường hợp ti của mẹ quá to so với khuôn miệng của con thì không còn cách nào khác là mẹ phải vắt sữa của mình ra bình để cho bé ti được dễ hơn nhé.


Qua bài viết trên, hi vọng vấn đề bé sơ sinh vừa bú vừa khóc không còn khiến các mẹ lo lắng nữa vì đã tìm được nguyên nhân và cách giải quyết. Trong những tháng đầu đời, tiếng khóc chính là phương tiện duy nhất để các bé thông báo cho cha mẹ những vấn đề mình đang gặp phải, vì vậy ba mẹ đừng chủ quan khi con mình thường xuyên quấy khóc nhé. Hãy quan tâm đến bé nhiều hơn và tìm mọi cách để “giải mã” tiếng khóc của trẻ, vì như vậy cha mẹ sẽ hiểu con hơn cũng như có thể chăm sóc cho bé chu đáo hơn, tránh để xảy ra những trường hợp đáng tiếc.

We will be happy to hear your thoughts

      Leave a reply

      adayne.vn
      Logo
      Compare items
      • Total (0)
      Compare
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Shopping cart