Tham gia Hội Săn Sales Adayne.vn

Phụ nữ sinh thường dưới nước sẽ có những ưu nhược điểm gì nổi bật?

Ở Việt Nam, phụ nữ sinh thường dưới nước hiện vẫn chưa được phổ biến như ở các nước phương Tây, tuy nhiên có rất nhiều bà bầu lại rất quan tâm tới kiểu sinh này. Cảm giác sinh con dưới nước khác xa với việc bạn nằm trên giường tại bệnh viện và bị mọi người giữ chân tay. Nếu bạn đã từng biết về những người sinh con dưới nước có thể bạn thấy chuyện này thật kì lạ. Vậy phương pháp sinh thường dưới nước có gì khác với phương pháp sinh truyền thống hiện nay?

1. Phụ nữ sinh thường dưới nước tại bệnh viện

Hiện nay tuy chưa phổ biến tại Việt Nam, nhưng có nhiều người đã bắt đầu quan tâm đến hình thức sinh con dưới nước. Với nhiều phụ nữ, đặc biệt là những người lần đầu làm mẹ đang cảm thấy lo lắng về kinh nghiệm sinh nở, thì việc sinh con dưới nước ở bệnh viện sẽ là một giải pháp đáng lưu ý trong tương lai.


Tuy có nhiều ưu điểm nhưng việc sinh con dưới nước chỉ phù hợp với những phụ nữ vừa trải qua một thai kỳ khỏe mạnh và muốn sinh đẻ tự nhiên.


Đối với những phụ nữ muốn sinh con dưới nước, họ cần có sự giúp đỡ của một nữ hộ sinh và một đội ngũ hỗ trợ y tế trong trường hợp cần thiết. Nếu muốn tìm hiểu thông tin về phương pháp sinh con dưới nước, hãy tham khảo ý kiến của những người đã có kinh nghiệm ở nước ngoài, họ sẽ chỉ cho bạn biết phải làm gì.


Phụ nữ thường rất thích chia sẻ những kinh nghiệm nên chắc chắn bạn sẽ có thêm được nhiều thông tin và những lời đề nghị hữu ích.

Sinh thường dưới nước

Sinh thường dưới nước giúp mẹ bầu giảm bớt strees. Ảnh: Internet

Lớp học tiền sản cũng là nơi bạn có thể tìm hiểu những thông tin về việc sinh con dưới nước. Hãy đem vấn đề này ra bàn luận cùng mọi người để có thêm thông tin và hướng dẫn để có một cách hiểu đúng về vấn đề này.


Phương pháp sinh con trong nước là người mẹ sẽ được đưa vào trong bồn nước khoảng 33 – 35 độ C trong suốt quá trình sinh đẻ. Rất nhiều người tin rằng phương pháp đẻ dưới nước sẽ giúp cho em bé chào đời trong môi trường tương tự dịch ối và xét cho đến cùng sẽ làm cho cả mẹ và trẻ sơ sinh chào đời nhẹ nhàng hơn và ít căng thẳng ít áp lực hơn.


Đẻ trong nước luôn được thực hiện dưới sự giám sát của bác sĩ sản khoa và nữ hộ sinh tại trung tâm sinh sản hoặc tại gia đình. Nhiều trung tâm sinh đẻ và nữ hộ sinh ưa thích phương pháp sinh đẻ này vì vừa giảm căng thẳng trong quá trình sinh đẻ và vừa giảm nguy cơ tai biến cho trẻ sơ sinh.

nữ hộ sinh đỡ đẻ

Luôn được thực hiện dưới sự giám sát của bác sĩ sản khoa và nữ hộ sinh. Ảnh: Internet

2. Ưu nhược điểm của phương pháp sinh thường dưới nước

2.1 Ưu điểm của sinh thường dưới nước

Nếu mẹ chọn phương pháp sinh con dưới nước, cả mẹ và em bé đều nhận được nhiều lợi ích từ phương pháp này.

Thứ nhất, từ phía bà mẹ:

  • Nước giúp bà mẹ có thêm sức mạnh để rặn đẻ
  • Nước là sản phụ bình tĩnh thoải mái và thư giãn hơn
  • Nước giúp nâng đỡ cơ thể và giúp vận động dễ dàng hơn
  • Lực đẩy của nước giúp củng cố tuần hoàn cơ thể nên đem lại lợi ích cho cả mẹ và bé.
  • Ở trong nước sẽ giúp giữ cho huyết áp của sản phụ ở mức thấp.
  • Nước sẽ giúp cơ thể người mẹ sản sinh endorphin là một loại hormone giúp giảm đau.
  • Nước sẽ làm giảm nguy cơ rách cửa mình khi rặn đẻ

Thứ hai, lợi ích cho trẻ sơ sinh:

  • Môi trường chào đời giống với môi trường dịch ối của bé suốt 9 tháng qua
  • Bé không bị áp lực với quá nhiều âm thanh, ánh sáng, màu sắc khi vừa lọt lòng
  • Không phải nhanh chóng kéo cháu ra khỏi nước bởi vì bé vẫn tiếp tục nhận được oxy từ bánh nhau và dây rốn.
mẹ bầu rặn đẻ

Nước giúp bà mẹ có thêm sức mạnh để rặn đẻ. Ảnh: Internet

2.2 Nhược điểm của sinh thường dưới nước

Mặc dù phương pháp sinh trong nước đã trở nên phổ biến mấy chục năm gần đây, nhưng các nghiên cứu thử nghiệm thì không còn được duy trì. Khá nhiều chuyên gia tin rằng, sinh trong nước không phải thực sự là phương pháp sinh đẻ lý tưởng vì những lý do sau:

  • Nguy cơ như em bé có thể hít nước vào phổi, và tăng nguy cơ nhiễm trùng trong suốt quá trình sinh trong nước.
  • Việc duy trì nhiệt độ nước ở 33 đến 35 độ C trong suốt quá trình sinh đẻ đòi hỏi trang thiết bị kỹ thuật cao, mà không phải bệnh viện nào cũng có thể đáp ứng được.
  • Việc ngâm mình trong nước suốt quá trình sinh cũng làm cho sản phụ có nguy cơ mất nước, vì vậy, sản phụ phải bù nước trong suốt quá trình sinh.

3. Những trường hợp chống chỉ định việc sinh thường dưới nước

Tuyệt đối không được áp dụng sinh dưới nước ở những thai phụ bị mắc bệnh tim, tâm lý thai phụ không được ổn định trước khi sinh, có vết mổ cũ. Thai phụ mang thai đôi trở lên, bào thai quá lớn, thai phụ mắc bệnh truyền nhiễm, nhiễm trùng, ngôi thai bị ngược, thai phụ bị các bệnh liên quan đến vùng kín.


Đồng quan điểm này, Thạc sĩ – bác sĩ Võ Thị Thùy Diệu, chuyên Sản phụ khoa, Bệnh viện quốc tế Hạnh Phúc cũng cho rằng, dù có tác dụng giảm đau trong quá trình chuyển dạ nhưng không phải ai cũng có thể sinh theo phương pháp này.


Hiện nay, tại Việt Nam, Bộ Y tế chưa có hướng dẫn thực hiện phương pháp sinh này. Để giảm đau trong quá trình sinh tự nhiên, ngoài biện pháp gây tê ngoài màng cứng, vẫn có thể dùng thủy liệu pháp.


Tuy nhiên, thủy liệu pháp là một phương pháp giảm đau cần có chỉ định của bác sĩ tùy theo tình hình thực tế và sức khỏe của sản phụ lúc chuyển dạ.

Mẹ bầu bị tim

Mẹ bầu bị tim thì không được sinh dưới nước. Ảnh: Internet

Hiện tại, giảm đau bằng thủy liệu pháp đang được thực hiện tại Bệnh viện quốc tế Hạnh Phúc, thai phụ sẽ được ngâm mình trong giai đoạn 1 chuyển dạ. Và giai đoạn 2, 3 thai phụ cũng sẽ sinh trên bàn sinh như những thai phụ khác. Chi phí của quá trình dùng thủy liệu pháp tại Bệnh viện quốc tế Hạnh Phúc khoảng 1,5 triệu đồng.


Qua đó thấy rằng, phụ nữ sinh thường dưới nước chỉ khác phương pháp sinh truyền thống ở giai đoạn bắt đầu rặn đẻ thúc em bé ra đời, còn động thái hít thở, rặn đẻ, vệ sinh cũng như hậu sinh là hoàn toàn giống nhau. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế và trình độ kỹ thuật chưa cho phép, nên phương pháp sinh con này chưa được ứng dụng tại Việt Nam. Chính vì vậy, mẹ bầu cũng không nên lựa chọn phương pháp sinh này để thay thế kiểu sinh truyền thống. Chúc mẹ sớm đón con yêu về với gia đình của mình!

 

 

We will be happy to hear your thoughts

      Leave a reply

      adayne.vn
      Logo
      Compare items
      • Total (0)
      Compare
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Shopping cart