Tham gia Hội Săn Sales Adayne.vn

Sinh mổ lần 1 nhưng lần 2 muốn sinh thường phải làm sao? Mẹ bầu cần lưu ý 4 điều quan trọng

Có nhiều thắc mắc về việc lần 2 muốn sinh thường phải làm sao, trong khi trước đó đã từng sinh mổ. Quan niệm đã sinh mổ lần đầu thì sẽ không sinh thường được là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Thực tế cho thấy, nhiều trường hợp sinh thường thành công sau sinh mổ lần đầu. Dưới đây là 4 lưu ý quan trọng dành cho các mẹ muốn sinh thường lần 2 sau sinh mổ và cách để mẹ sinh thường dễ dàng, nhanh chóng.

1. Muốn sinh thường phải làm sao?

1.1 Thời gian sinh giữa hai năm là từ 5 – 6 năm

Đây là thời gian lý tưởng nhất để tử cung phục hồi hoàn toàn và mẹ có thể sinh thường trong lần 2. Các bác sĩ cho biết, nếu hai lần sinh nở quá gần nhau thì vết mổ tử cung chưa hoàn toàn hồi phục, dẫn tới nguy cơ dễ rách, bục. Các mẹ cần hiểu, vết mổ tử cung không phải là vết mổ ngoài da, nhiều khi vết mổ ngoài da đã lành nhưng vết mổ tử cung vẫn chưa lành và cần nhiều thời gian để phục hồi hơn.


Một số ý kiến cho rằng, chỉ cần cách nhau 2 – 3 năm là có thể sinh thường sau sinh mổ, tuy nhiên, thời gian lý tưởng nhất chính là 5 – 6 năm. Đây là quãng thời gian đủ để vết mổ tử cung phục hồi hoàn toàn và không lo các biến chứng thai kỳ.

mang bầu lần 2

Cần cách nhau 2 – 3 năm là có thể sinh thường sau sinh mổ. Ảnh: Internet

1.2 Vết mổ trước phải “đẹp”

Đẹp ở đây có nghĩa là không có biến chứng gì. Vết mổ trước phải hoàn toàn bình thường và phục hồi nhanh chóng, không có bất kỳ biến chứng gì sau khi mổ như nhiễm trùng, bị nứt hay bất kỳ vấn đề gì.


Vì nếu có biến chứng gì về vết mổ, việc mang thai và sinh thường lần 2 sẽ diễn biến phức tạp và nguy hiểm hơn.

1.3 Số lần mổ trước đó

Đây là lưu ý rất quan trọng. Thực tế cho thấy, nếu sinh mổ 2 lần thì đến lần sinh thứ 3 việc thực hiện sinh thường sẽ khó khăn hơn. Bên cạnh đó, nếu thai quá to hoặc thai sinh đôi thì cũng không nên sinh thường vì gây nguy hiểm cho mẹ.


Nếu bạn đã trải qua nhiều lần sinh mổ thì tốt nhất không nên sinh thường trong lần sau vì sẽ gây nguy hiểm cho hai mẹ con. Còn nếu bạn muốn sinh thường sau sinh mổ thì phải đảm bảo mới sinh mổ 1 lần.

sinh mổ 1 lần

Số lần sinh mổ trước đó nên là 1 lần. Ảnh: Internet

1.4 Theo dõi sát sao

Muốn sinh thường được sau sinh mổ thì bà bầu buộc phải theo dõi sát sao quá trình mang thai và cần phải có sự tư vấn của bác sĩ.


Mặc dù sinh thường có nhiều lợi ích hơn sinh mổ như sức đề kháng trẻ mới sinh tốt hơn, mẹ mau phục hồi hơn nhưng trong quá trình chuyển dạ, có bất kỳ biến chứng và nguy cơ gì thì bác sĩ buộc phải thực hiện mổ bắt thai.


Do đó, người mẹ muốn sinh con thường sau sinh mổ thì cần phải theo dõi thai kỳ cẩn thận, có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường cần thông báo cho bác sĩ ngay. Và cần lưu ý, trong quá trình chuyển dạ tốt nhất nên nghe theo chỉ dẫn của người có chuyên môn.

2. Cách để mẹ bầu sinh thường dễ dàng

2.1 Chè vừng đen vào tuần thứ 35 thai kỳ

Chè vừng đen được coi như thần dược dành cho bà bầu. Loại chè này được nấu bằng vừng đen kèm bột sắn dây, đường phèn là món ăn bổ dưỡng cung cấp nhiều vitamin E, protein … giúp bổ máu, tốt cho tiêu hoá và đem da và tóc.


Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu không hề biết rằng, chỉ cần ăn thường xuyên 3 chén chè mè đen mỗi tuần khi bắt đầu bước sang giai đoạn chuẩn bị vỡ chum, các mẹ sẽ vượt cạn dễ dàng hơn nhiều đấy nhé!

Chè mè đen

Chè mè đen giúp mẹ bầu chuyển dạ dễ dàng khi sinh thường. Ảnh: Internet

2.2 Ăn dứa vào tuần 39 của thai kỳ

Dứa có chứa chất bromelain giúp tử cung mềm ra, góp phần để mẹ bầu chuyển dạ dễ dàng và giảm thiểu những đau đớn trong suốt quá trình sinh nở.


Khi bước sang thai kỳ tuần thứ 39, các bác sĩ thường khuyên bà bầu ăn các sản phẩm từ dứa như ăn dứa, nước ép dứa, các món ăn chế biến từ dứa… nhằm giúp mẹ bầu chuyển dạ nhẹ nhàng hơn.

2.3 Rau húng quế vào 3 tháng cuối thai kỳ

Một công thức thần dược cho các mẹ chuyện dạ nhanh chóng vào 3 tháng cuối thai kỳ đó là nước rau húng quế. Bạn dùng 1 năm rau húng quế, xay lấy 1 cốc nước khoảng 300 ml sau đó thêm vào đó 1 chút đường phèn cho dễ uống. Các mẹ chỉ nên uống 1 – 2 cốc mỗi tháng để giúp mẹ bầu sinh thường được dễ dàng hơn.

rau húng quế

Nước rau húng quế giúp mẹ bầu chuyển dạ nhanh hơn. Ảnh: Internet

2.4 Rau lang vào 2 tuần cuối của thai kỳ

Nhiều món ăn được chế biến từ rau lang như rau lang luộc, rau lang xào tỏi, canh rau lang … khá hấp dẫn cho thực đơn hàng ngày.


Các mẹ bầu đang chờ ngày sắp vỡ chum nên ăn một vài món chứa loại rau này, đây là một trong những thần dược hữu hiệu giúp tử cung bà bầu mềm ra, dễ dàng co thắt để chuẩn bị cho thời điểm sinh nở sắp tới gần.

2.5 Cà tím vào tuần cuối cùng thai kỳ

Cà tím vốn là nguyên liệu quen thuộc trong các món ăn hàng ngày của Việt Nam. Những món ăn được chế biến từ cà tím như: Cà tím bung thịt, cà tím xào, cà tím nấu ốc…


Cà tím khá mềm, dễ ăn, ngoài tác dụng nhuận tràng, lợi cho đường tiết liệu, chữa bệnh đái dắt còn giúp tử cung của mẹ bầu co giãn tốt hơn. Nhờ vậy, ăn cà tím đúng thời điểm sẽ giúp cơ thể bà bầu chuẩn bị tốt nhất cho công cuộc vượt cạn vất vả ở phía trước.

Món cà tím bung thịt

Món cà tím bung thịt nên ăn vào tuần cuối cùng thai kỳ. Ảnh: Internet

2.6 Nước hoa hướng dương

Khi mẹ bầu thấy cơn đau chuyển dạ bắt đầu ập tới hãy dùng 200g hoa hướng dương khô (mua ở tiệm thuốc bắc) rửa sạch, sắc với 1,5 lít nước sôi và uống ngay khi còn ấm. Loại nước này giúp mẹ bầu vượt cạn một cách êm ái và dễ dàng hơn đấy!


Hy vọng, qua bài viết trên đây các mẹ đã giải đáp được thắc mắc ban đầu là muốn sinh thường phải làm sao, khi trước đó đã từng sinh mổ. Cũng như một số bí quyết giúp mẹ chuyển dạ một cách nhanh chóng bằng những nguyên liệu dễ kiếm trong dân gian. Tuy nhiên, cũng tùy vào tình hình sức khỏe mà mẹ được phép sinh thường sau sinh mổ. Tốt nhất là hãy nên nhờ tư vấn của các bác sĩ đã đỡ đẻ cho mình trước đó, vì chỉ có họ mới hiểu và đưa ra lời khuyên bổ ích đến các mẹ.

We will be happy to hear your thoughts

      Leave a reply

      adayne.vn
      Logo
      Compare items
      • Total (0)
      Compare
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Shopping cart