Tham gia Hội Săn Sales Adayne.vn

Sự phát triển của trẻ sơ sinh 5 tháng tuổi

Trẻ sơ sinh 5 tháng tuổi não bé rất phát triển và bé rất hiếu động, thích thú với các tiếng động lạ, cân nặng và chiều cao tiếp tục tăng nhanh..

Sự phát triển của trẻ sơ sinh tháng thứ 5

Bạn đã thấy rõ được sự phát triển của bé vào khoảng thời gian bé được 5 tháng tuổi, khi mà bé bắt đầu hướng ngoại và tiếp xúc với mọi người. Bé biết cách thu hút sự chú ý, và ngay cả một người khó tính nhất cũng phải mềm lòng trước sự cuốn hút đáng yêu của bé. Đây không chỉ là một kỹ năng sống quan trọng, mà còn là nền móng để bé học hỏi các kỹ năng xã hội. Bạn đừng nghĩ rằng thời gian ở bên cạnh bé chẳng có chút giá trị gì. Não bộ của bé được hình thành từ chính tình yêu thương và sự khuyến khích mà bé nhận được từ những người yêu thương mình.


Có thể bạn đã quay trở lại làm việc, hoặc cũng sắp rồi. Cuộc sống của bạn sẽ bận rộn hơn rất nhiều khi phải vừa chăm bé vừa đi làm. Để có thể đảm đương cùng lúc cả hai vai trò, bạn phải sắp xếp mọi thứ và đừng quá tham công tiếc việc. Nếu không thì chắc chắn bạn sẽ bị kiệt sức và suy sụp. Vì thế bạn hãy tỏ ra cương quyết khi thỏa thuận thời gian làm việc sau khi sinh với sếp, chẳng hạn như  bạn có thể chuyển sang chế độ làm việc bán thời gian, hay cho bạn khoảng thời gian về nhà cho bé bú, giờ giấc làm việc cũng phải linh hoạt và bạn có thể nghỉ khi em bé của bạn bị ốm, cần bạn chăm sóc.

1/ Cân nặng của bé 5 tháng tuổi

Em bé của bạn sẽ tăng chiều dài nhanh chóng sau mỗi tuần. Từ một em bé sơ sinh nằm co tròn trong cũi, bé đã nhanh chóng phát triển chiều dài tay, chân của mình sạu 5 tháng. Hãy trò chuyện với bác sĩ về mức độ tăng trưởng của em bé nhà bạn so với biểu đồ nhóm tuổi của bé. Các chỉ số vòng đầu, độ dài và cân nặng là tiêu chí để đo sự tăng trưởng của bé, và tiêu chí nào cũng quan trọng như nhau.

Sự phát triển của trẻ sơ sinh 5 tháng tuổi

Bạn sẽ nhận thấy em bé của mình có tuần thì lớn nhanh quá, còn tuần tiếp theo lại đứng im không phát triển. Bạn nên tham khảo biểu đồ tăng trưởng theo nhóm tuổi của bé nhà bạn, đây là phương pháp hữu ích để đánh dấu sự phát triển của bé theo thời gian, và giúp bạn so sánh một cách khách quan với những em bé khác ở trong cùng độ tuổi và giới tính.

2/ Giấc ngủ của bé 5 tháng tuổi

Em bé của bạn có thể sẽ nhìn chằm chằm khi bạn ăn, chăm chú theo dõi bạn đút muỗng hay nĩa vào miệng và nhai. Tuy nhiên bạn vẫn không nên cho bé ăn thức ăn dặm sớm quá; bởi vì sữa vẫn là nguồn dưỡng chất thiết yếu cho bé cho đến thời điểm này, đảm bảo đủ mọi nhu cầu dinh dưỡng của bé. Nếu bạn đang cho bé bú sữa mẹ, bạn cũng đừng ép bé phải bú sữa mỗi lần ngậm ti mẹ. Bé 5 tháng tuổi và biết rõ khi nào đói bụng cần phải bú mẹ, khi nào thì chỉ ngậm ti để giải khuây thôi.


Vào thời gian này em bé của bạn đã biết lật rất dễ dàng nên bạn cũng khó mà giữ bé nằm nguyên một tư thế ngửa suốt thời gian bé ngủ. Nhưng lưu ý là bạn vẫn phải đặt bé nằm ngửa khi ru bé. Đến khi bé đã có thể lật sấp, ngửa thành thục thì bạn hãy ngưng quấn khăn cho bé khi ngủ. Khăn có thể quấn lên mặt và khiến bé ngạt thở khi bé cứ lăn qua lăn lại.


Nếu bạn vẫn ru bé ngủ bằng cách cho ngậm ti mẹ, bạn sẽ thấy con bạn chỉ chịu đi ngủ khi được cho bú ti thôi. Nếu việc này không phiền hà gì cho cả hai mẹ con thì hãy cứ tiếp tục. Tuy nhiên, nếu bé đã trở nên lệ thuộc vào việc phải ti mẹ mới chịu ngủ, và sẽ rất khó ngủ mỗi khi chuyển sang một giai đoạn thức, ngủ khác mà không được bú, thì bạn cần phải ngưng cho bé bú mỗi khi ru ngủ thôi. Hãy tìm kiếm thêm thông tin về giấc ngù của bé trên trangvà áp dụng cho hai mẹ con bạn.


Nếu bé 5 tháng tuổi uống sữa công thức thì bé vẫn cần phải bú khoảng 5 bình/24 giờ. Nếu bạn cảm thấy cần phải tăng thêm lượng sữa cho bé bú, thì hãy đảm bảo rằng bạn lấy sữa trực tiếp từ hộp sữa của bé để pha. Hãy tuân thủ chính xác tỷ lệ pha sữa công thức và nước, điều này sẽ giúp cho bé không bị táo bón và lên cân quá mức.

3/ Phát triển trí não cho trẻ 5 tháng tuổi

Tiểu não là vùng não bộ có khối lượng phát triển lớn nhất trong năm đầu tiên khi trẻ ra đời và chịu trách nhiệm điều khiển sự phối hợp, khả năng thăng bằng và chức năng vận động của cơ thể. Lúc này, bạn đã có thể nhận thấy những hành động, cử chỉ của trẻ trở nên có tổ chức và đồng bộ hơn cũng như vượt xa những phản xạ đơn giản lúc mới sinh.


Các cử động của trẻ theo đó trở nên có chủ đích hơn, ví dụ trẻ sẽ đưa tay ra nắm lấy nếu bị gây chú ý bởi bàn tay của bạn hoặc một món đồ chơi nào đó. Ngoài ra, khi được 6 tháng tuổi, trẻ có thể đưa một đồ vật từ tay này sang tay kia.


Vào khoảng 3 tháng tuổi, hồi hải mã bắt đầu phát triển mạnh mẽ giúp trẻ nhận biết tiếng nói và âm thanh tốt hơn. Khi được 6 tháng tuổi, các liên kết giữa khu vực Wernicke ở thùy thái dương trái (đảm nhận chức năng nhận biết và diễn đạt ngôn ngữ) và khu vực Broca ở thùy trán trái (đảm nhận chức năng phát âm ngôn ngữ) được kích hoạt. Các nghiên cứu cho thấy tiếp xúc sớm với ngôn ngữ không những kích thích và tăng cường các liên kết nơ-ron ở vỏ não thính giác (nơi xử lý các tín hiệu âm thanh) mà còn tác động lên những vùng não có liên quan đến khả năng phát âm.

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 5 tháng tuổi đúng cách

Em bé của bạn đã bước vào tháng thứ 5, có rất nhiều phụ huynh bắt đầu băn khoăn về việc cho bé 5 tháng tuổi ăn dặm. Nhưng các mẹ chú ý mỗi bé sẽ có sự khác nhau nhé. trong khi một số rất tò mò mỗi khi thấy ba mẹ ăn thì một số lại tỏ ra hoàn toàn hài lòng với việc bú mẹ và chẳng quan tâm gì đến thức ăn. Thật ra không có một thời điểm chuẩn nào cho việc này cả; và bạn cũng không cần quá lo lắng vì các bác sĩ nhi khoa cho rằng sữa mẹ hoặc sữa công thức đã cung cấp đầy đủ các dưỡng chất mà bé từ sơ sinh đến 9 tháng tuổi cần đến rồi.


Bên cạnh đó bạn nên chú ý những dấu hiệu ở con để sẵn sàng cung cấp thêm dinh dưỡng cho con vào đúng thời điểm. Thứ nhất, bé có quan tâm không? Nhiều bé ở giai đoạn này rất thích nhìn các món mà bố mẹ chúng ăn, thích chạm vào chén đĩa, bốc đồ ăn, ngắm nghía và còn thử bỏ vào miệng nữa. Ngoài ra còn một số dấu hiệu về mặt giải phẫu học cho thấy bé đã sẵn sàng:

  • Bé có thể giữ đầu vững. Nếu bạn còn nghi ngờ về khả năng này của con thì khoan hãy cho bé ăn dặm.
  • Bé phải học được kỹ năng đưa thức ăn vào sâu trong miệng để nuốt.- Môi dưới của bé phải biết phối hợp để lấy thức ăn khỏi muỗng.
  • Bạn có thể nhận thấy ở con có phản xạ dùng lưỡi đẩy thức ăn ra – phản xạ này giúp bảo vệ bé tránh khỏi việc bị hóc, nghẹn, và thường biến mất khi bé được khoảng 4 đến 6 tháng tuổi.
  • Ruột của bé phải đủ trưởng thành để tiêu hóa được thức ăn rắn, nghĩa là nó có thể sản xuất ra các enzyme tiêu hóa nhất định để tiêu hóa thức ăn.

Khi nhận thấy con đã sẵn sàng, bạn hãy chọn những loại thực phẩm đề nghị dành cho bé mới tập ăn dặm, có thể tán mịn, có mùi vị dễ chịu và dễ tiêu hóa. Thường các bà mẹ hay cho con bắt đầu ăn dặm với bột ngũ cốc trộn sữa. Một số loại thực phẩm phổ biến khác là chuối, bí đỏ, khoai lang, táo, lê, cà rốt (bạn có thể tự nghiền hoặc mua loại làm sẵn). Theo dõi phản ứng của bé với những loại thực phẩm này. Nếu nhè thức ăn ra nghĩa là bé chưa sẵn sàng ăn dặm đâu, nhưng “đầu bếp mẹ” đừng quá lo lắng, chỉ một thời gian ngắn nữa thôi “thực khách bé” sẽ cầm menu gọi món cho mà xem.


Ngoài việc ăn, bé còn thích khám phá thức ăn. Bé có thể dùng ngón tay, cả bàn tay để cảm nhận thức ăn và cho vào miệng – đây là một phần rất bình thường trong quá trình phát triển của bé, giúp bé làm chủ được kỹ năng dùng ngón tay bốc thức ăn. Cho bé khám phá thức ăn ở mức độ nào, trong bao lâu là tùy bạn. Lời khuyên của chúng tôi: đeo yếm cho bé và cho bé thỏa sức khám phá thức ăn, xong xuôi thì rửa ráy cho bé.


tu khoa

  • su phat trien cua be 5 thang tuoi
  • tre 5 thang tuoi nang bao nhieu
  • tre 5 thang tuoi nen an gi
We will be happy to hear your thoughts

      Leave a reply

      adayne.vn
      Logo
      Compare items
      • Total (0)
      Compare
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Shopping cart