Tham gia Hội Săn Sales Adayne.vn

Tập thói quen cho trẻ sơ sinh như thế nào hiệu quả đảm bảo thành công?

Việc tập thói quen cho trẻ sơ sinh là mối quan tâm hàng đầu của nhiều bậc phụ huynh hiện nay, để bé hình thành thói quen tốt hơn cho sự phát triển sau này. Chắc hẳn các mẹ đã gặp rất nhiều trẻ tuy còn nhỏ xíu nhưng lại có thói quen ăn uống, đi vệ sinh, ngủ đúng giờ, cư xử lễ phép,….đúng không nào. Tất cả những thói quen đó không tự nhiên mà có đâu nhé, đó là cả quá trình rèn luyện của các bậc phụ huynh theo thời gian đấy. Theo nghiên cứu của các chuyên gia thì khi con bạn được khoảng 2 tuổi thì các cha mẹ có thể bắt đầu rèn các thói quen cho bé.Có rất nhiều thói quen cha mẹ cần rèn cho trẻ, tùy  theo từng giai đoạn khác nhau mà có kế hoạch dạy dỗ phù hợp nhất. Trong những giai đoạn đầu mới ra đời thì các mẹ nên rèn thói quen ngủ ngoan, thói quen ăn uống, thói quen vệ sinh,…đây là 3 thói quen sinh hoạt đơn giản nhưng lại khiến nhiều mẹ mệt mỏi nhất. Vậy làm sao để tập thói quen cho trẻ sơ sinh chuẩn nhất? Mời mọi người cùng theo dõi thông tin trong bài viết dưới đây nhé.

tập thói quen cho trẻ sơ sinh

Tập thói quen cho trẻ sơ sinh càng sớm càng tốt cho cả bé và mẹ. Ảnh: Internet.

1. Tập thói quen cho trẻ sơ sinh như thế nào?

Những thói quen tốt sẽ là hành trang cho bé trong suốt cuộc đời này nên các mẹ hãy lên kế hoạch dạy dỗ bé từ sớm, để bé hình thành nề nếp tốt.

1.1  Tập thói quen ăn uống tốt cho trẻ

Nguyên tắc để trẻ có thói quen ăn uống tốt về sau về dài như sau:

  • Không để cho bé ngậm thức ăn trong miệng,
  • Trong bữa ăn không để bé nói chuyện, cười to hay chạy nhảy.
  • Không để bé sao nhãng hay ăn một cách vô thức sẽ khiến chất dinh dưỡng trong thức ăn không được hấp thu.
  • Hãy để cho bé tự ăn khi có thể bằng việc sử dụng các dụng cụ hỗ trợ giúp tạo sự hào hứng, tự giác cho bé khi ăn hay bình tập uống phục vụ cho nhu cầu tự uống nước, uống sữa của bé.

Cách rèn luyện thói quen ăn uống cho trẻ hiệu quả:


Lên lịch cho thời gian bữa ăn chính và phụ chi tiết, điều này sẽ giúp bé cảm nhận được cảm giác no và đói bụng, ăn ngon miệng hơn trong các bữa ăn. Các mẹ nên sắp xếp các bữa ăn cách nhau từ 2 – 4 tiếng để bé có thể tiêu hóa hoàn toàn thức ăn trong bụng.

bữa ăn của trẻ không nên kéo dài

Bữa ăn của trẻ không nên kéo dài vì sẽ tạo cảm giác chán ăn cho bé. Ảnh: Internet.

Giờ giấc bữa ăn của trẻ dựa trên thói quen gia đình, hãy lưu ý đến thời gian làm việc và giờ ngủ trưa của các thành viên. Một bữa ăn của trẻ chỉ nên diễn ra trong vòng 30 – 45 phút, nếu quá 45 phút thì đừng nên có ép trẻ ăn nữa.


Để trẻ tập trung ăn uống bằng cách cho bé ngồi ghế, đến giờ ăn hãy tắt tivi, cho bé ngồi vào bàn và ăn cùng cha mẹ, điều này không chỉ hình thành thói quen ăn uống tốt mà còn giúp tăng tình cảm gia đình hiệu quả.


Cảm giác ăn uống chỉ thường diễn ra trong vòng 15-20 phút đầu tiên của bữa ăn nên nếu mẹ vừa để trẻ ăn vừa để trẻ chơi, hay xem tivi thì sẽ giảm độ tập trung ăn uống ở bộ não, dẫn đến bữa ăn sẽ kéo dài và ham muốn ăn uống ở trẻ sẽ giảm đi.


Đảm bảo các bữa ăn đúng giờ giấc mẹ đặt ra trong 1 – 2 tuần, sau đó đánh giá xem lịch ăn này có phù hợp không và tình hình hiện tại có khả quan không. Nếu lịch ăn đề ra không hiệu quả, mẹ hãy điều chỉnh lại thời gian dựa trên nhu cầu của gia đình.

vào bếp cùng trẻ

Mẹ có thể tự điều chỉnh lượng thức ăn cũng như thời gian để chăm sóc trẻ. Ảnh: Internet

1.2 Rèn thói quen đi tè cho trẻ

Không chỉ có việc ăn uống mà việc đi vệ sinh của trẻ cũng vô cùng quan trọng. Tạo thói quen cho bé đi vệ sinh trước khi ngủ và ngay sau khi ngủ dậy để bé khỏi bị tè dầm. Mẹ cũng hạn chế đóng bỉm cho bé để bé ý thức được vấn đề đi vệ sinh của bản thân, đồng thời hạn chế vùng kín của bé bị ẩm ướt, viêm nhiễm.


Mẹ có thể dùng bô chống dính hay ghế tập đi vệ sinh để trẻ quen với việc đi vệ sinh. Ngoài ra, bạn cũng cần thật nhiều nước, đồ ăn nhẹ giúp bé đi tiêu và tiểu tốt hơn. Một số dụng cụ giúp dọn dẹp nếu chẳng may việc thực hành không suôn sẻ như dự định: giẻ lau, thùng rác, quần áo sạch cho bé.


Quan sát các biểu hiện muốn đi vệ sinh ở trẻ để tìm ra quy luật đi vệ sinh, rèn luyện bé bước vào nề nếp một cách hiệu quả.  Mẹ cũng cần dạy trẻ cách nhận biết thời gian chuẩn bị đi tiểu tiện bằng cách dựa trên một sự kiện, mốc thời gian nào đó như trước hoặc sau khi bú sữa, trước hoặc sau khi chơi cùng mẹ, trước khi đi ngủ và sau khi tỉnh dậy. Tức tạo ra một mốc thời gian hay ký hiệu để bé quen dần.

dạy thói quen vệ sinh cho bé

Hãy để trẻ quen với việc tập đi vệ sinh thay vì dùng bỉm tã thường xuyên. Ảnh: Internet.

1.3 Rèn luyện thói quen đi ngủ và thức dậy đúng giờ cho bé

Cách rèn luyện con có thói quen ngủ như sau:


Để giúp bé có giấc ngủ ngon, mẹ hãy điều chỉnh nhiệt độ cơ thể cho bé trước khi ngủ. Khi nhiệt độ cơ thể giảm 1 độ C thì cơ thể sẽ cảm thấy buồn ngủ vì thế tốt nhất hãy tắm cho bé trước khi đi ngủ khoảng 1 tiếng, hoặc là sau bữa ăn dặm, sau khi bú.


Hãy chuẩn bị nơi ngủ cố định cho con để bé biết khi vào chỗ nệm hay giường, cũi có mùng chụp của mình là để ngủ.


Sau khi sinh được 5 ngày trẻ sơ sinh đã có thể phân biệt được ngày và đêm. Dưới ảnh hưởng ánh sáng mặt trời thì tự khắc đồng hồ sinh học trong cơ thể bé sẽ hoạt động. Chính vì thế dưới môi trường ánh sáng mà cha mẹ điều chỉnh bé sẽ bắt đầu hình thành nhịp sinh hoạt có quy tắc.

rèn luyện thói quen ngủ cho trẻ

Hãy hình thành nhịp sống sinh hoạt có quy tắc để bé ngủ ngon giấc hơn. Ảnh: Internet.

Nếu cha mẹ tạo thói quen mở rèm lúc 6 -7 giờ sáng để bé quen ánh nắng buổi sớm, cho bé đi dạo lúc 8 – 9 giờ để bé tắm nắng, thì giấc ngủ trưa hãy cho trẻ nằm để bé có giấc ngủ sâu thoải mái và để ánh sáng ban ngày kèm tiếng ồn thay vì kéo rèm để bé không bị nhầm với buổi tối, còn buổi tối khoảng 8 giờ để phòng ngủ giảm ánh sáng và ru bé ngủ.


Nguyên tắc mẹ cần tuân thủ khi dạy con ngủ:

  • Không nên cho bé ngủ thoải mái lúc nào muốn thì dậy vì nó sẽ ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học cơ thể của bé.
  • Hãy luyện cho bé quen sinh hoạt có quy tắc dậy sớm, ngủ sớm, để trẻ vận động thật nhiều vào buổi sáng.

2. Sai lầm trong nuôi dạy trẻ mà phụ huynh nên tránh

2.1 Ép trẻ ăn thêm

Lúc nào các bậc phụ huynh cũng sợ con bị đói, không đủ chất dinh dưỡng cho sự phát triển cơ thể nên các mẹ hay ép bé bú thêm chút nữa, ăn thêm thìa cháo hay tráng miệng bằng chút trái cây,…Sự thật là trẻ cần ăn uống điều độ, có thời gian nghỉ ngơi cho dạ dày tiêu hóa thức ăn. Một đứa trẻ bị đói khi ăn cách nhau trong 2 – 3 giờ vẫn tốt hơn cảm giác không biết đói, không thèm thuồng thức ăn mẹ nhé.

không nên ép trẻ ăn thêm

Đừng cố ép trẻ ăn khi bé không muốn, điều này sẽ tạo áp lực tâm lý cho bé. Ảnh: Internet.

2.2 Bảo vệ trẻ mọi lúc mọi nơi

Các bậc phụ huynh nghĩ trẻ còn quá nhỏ, cơ thể yếu ớt nên lúc nào cũng bảo vệ trẻ một cách kĩ lưỡng, điều này vô tình dẫn đến sự suy yếu khả năng trực giác của trẻ. Ví dụ  như khi cho trẻ ngồi trên một chiếc ghế không có thành tựa, người trông nom sẽ đặt tay sau lưng trẻ liên tục để trẻ không bị ngã, điều này làm bé quen với việc được đỡ và sẽ không tự nhận ra được nguy hiểm. Chính vì vậy các mẹ đừng bảo bọc bé quá nhiều, hãy để cho bé tự cảm nhận xung quanh.

2.3 Quấn trẻ trong nhiều lớp quần áo

Trẻ mới chào đời thường xuất hiện với hình ảnh bị cuộn trong một lớp rất dày vừa quần áo vừa khăn vừa mền. Điều này xuất phát từ quan niệm của người xưa cho rằng trẻ cần được giữ ấm và tránh gió. Khoa học đã chứng minh điều này không đúng chút nào.


Mặc dù trẻ sơ sinh yếu ớt hơn người lớn nhưng bé cũng cần thích nghi với môi trường nên không nên bọc trẻ quá kĩ. Ngoài ra, nếu bé bị quấn quá nóng còn dễ dẫn đến đau ốm hơn đấy.


Hi vọng sau khi theo dõi cách tập thói quen cho trẻ sơ sinh trên đây thì các bậc phụ huynh đã có thêm nhiều kiến thức cho bản thân trong việc nuôi dạy trẻ, giúp nhanh chóng hình thành các thói quen tốt cho bé để việc chăm sóc con của các mẹ không còn mệt mỏi nữa. Không có một đứa trẻ nào tự nhiên hình thành được các tính cách hay thói quen tốt mà đó là do sự rèn luyện của cha mẹ theo thời gian nên để con mình trở thành người tốt các bậc phụ huynh hãy kiên trì trong việc nuôi dạy con và đừng quá nuông chiều hay xót bé nhé.

 

We will be happy to hear your thoughts

      Leave a reply

      adayne.vn
      Logo
      Compare items
      • Total (0)
      Compare
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Shopping cart