Tham gia Hội Săn Sales Adayne.vn

Sinh thường bị rạch tầng sinh môn và cách chăm sóc vết khâu sao cho nhanh lành

Sinh thường bị rạch tầng sinh môn là thủ thuật được tiến hành trong quá trình mẹ đang chuyển dạ. Một số trường hợp các bác sĩ phải dùng thủ thuật rạch âm hộ để cuộc “vượt cạn” dễ dàng hơn. Thông thường vùng bị rách hoặc rạch là tầng sinh môn ở vùng giữa âm đạo và hậu môn. Sau khi em bé được sinh ra, các bác sĩ sẽ khâu lại tầng sinh môn. Việc chăm sóc vết khâu tại nhà là rất cần thiết để tránh bị nhiễm trùng.

1. Khái niệm tầng sinh môn

Tầng sinh môn là phần nông của sàn chậu, chiều dài khoảng 3 – 5cm. Việc cắt tầng sinh môn (nhát rạch nhỏ ở cửa âm hộ) nhằm mở rộng lối ra cho đầu thai nhi trong giai đoạn sổ thai và tránh cho âm hộ khỏi bị rách.

thai nhi trong bụng mẹ

Rạch tầng sinh môn nhằm mở rộng lối ra cho đầu thai nhi. Ảnh: Internet

2. Lý do tầng sinh môn

Vấn đề thẩm mỹ: Trong quá trình rặn đẻ, nếu tầng sinh môn không đủ giãn để bé chui ra thì sẽ bị rách. Vết rách sẽ ngoằn ngoèo và rất xấu so với vết cắt can thiệp là một đường thẳng. Vết rách dù được may kỹ vẫn có thể để lại sẹo xấu, ảnh hưởng tới vấn đề thẩm mỹ, và lần sinh sau có thể bị rách nứt ngay vết sẹo cũ.


Vấn đề về sức khỏe: Vết rách có thể ảnh hưởng tới nút thớ trung tâm đáy chậu làm tầng sinh môn bị nhão về sau. Khi đó, tầng sinh môn mất khả năng co hồi lại như bình thường, dẫn đến nguy cơ sa tử cung, âm đạo, trực tràng, bàng quang.


Thời điểm rạch là lúc sản phụ đang có cơn gò tử cung, tức là đang đau rặn, nên cái đau do vết cắt sẽ bị lấp đi trong cái đau của cơn gò.


Đau đẻ là sự đau đớn vượt ngoài cả sức chịu đựng của một người bình thường, thế nên so với đau đẻ thì một chút đau đớn trong quá trình bạn sinh thường bị rạch tầng sinh môn khi lâm bồn không là gì cả. Tuy nhiên, để vết thương ít đau và chóng lành, thì mẹ hãy đừng bỏ qua những bí quyết chăm sóc “cô bé” dưới đây nhé.

3. Bí quyết chăm sóc vết khâu tầng sinh môn khi sinh thường

3.1 Tận dụng nước ấm cho việc vệ sinh

Vết rạch tầng sinh môn không gây đau đớn quá nhiều, nhưng mẹ vẫn sẽ có cảm giác khó chịu, nhất là trong lúc đi tiểu. Mẹ có thể dùng một ít nước ấm để cải thiện tình trạng này. Nhớ là nước ấm nóng thôi nhé!


Dùng vòi sen hoặc đổ nước ấm từ từ giữa hai chân trong lúc đi tiểu. Nước ấm sẽ giúp trung hòa bớt nồng độ nước tiểu, và hạn chế phần nước tiểu tiếp xúc với vết thương.


Ngoài ra, mẹ nên dùng nước ấm để vệ sinh vết thương ít nhất mỗi ngày 3 lần để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng. Có thể sử dụng nước trà xanh ấm hoặc muối pha loãng làm dung dịch vệ sinh.

mẹ rửa vết khâu tầng sinh môn

Mẹ nên dùng nước ấm để vệ sinh vết khâu tầng sinh môn. Ảnh: Internet

 3.2 Bổ sung nhiều chất xơ

Đau vết rạch tầng sinh môn khi khó đi vệ sinh còn khó chịu gấp đôi, ba lần so với táo bón thông thường đấy ạ. Lý do là khi bị táo bón, mẹ sẽ phải dùng sức nhiều hơn để “tống” những chất thải trong cơ thể ra ngoài. Việc dùng sức này có thể sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến vết rạch tầng sinh môn, và khiến mẹ cảm thấy đau đớn.


Vì vậy, cách tốt nhất là mẹ hãy chăm chỉ “măm” nhiều chất xơ và uống thêm nhiều nước để giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn nhé!Bên cạnh đó, mỗi khi đi đại tiện, mẹ có thể sử dụng một miếng khăn giấy mềm đặt nhẹ lên vết khâu. Việc này sẽ giảm bớt cảm giác đau buốt khi “đi nặng”.

3.3 Tạm biệt những chiếc quần ôm bó và chật chội

Sau khi sinh, mẹ nên ưu tiên những bộ quần áo rộng rãi, thoáng mát. Chúng không chỉ giúp mẹ cảm thấy dễ chịu, mà còn hạn chế những tiếp xúc không cần thiết giữa quần áo và “vết thương”. Đặc biệt, tránh mặc quần lót quá chật, bó sát vào người.

đồ bộ rộng rãi

Mẹ nên ưu tiên những bộ quần áo rộng rãi, thoáng mát. Ảnh: Internet

3.4 Bầu bạn với những chiếc gối

Mỗi khi ngồi dậy cho con bú các mẹ hãy chọn cho mình một chiếc gối mềm để lót, và một chiếc gối dựa lưng để có thể giúp mẹ giảm bớt phần nào khó chịu. Nhớ là phải hạn chế việc phải đứng hoặc ngồi quá lâu trong những ngày đầu sau sinh để tránh “vết thương” bị kích thích.


Nằm nghiêng cũng là phương pháp được nhiều mẹ áp dụng. Cách này sẽ giúp giảm áp lực lên tầng sinh môn, và giúp mẹ làm dịu cơn đau.

3.5 Đừng vận động mạnh

Cho dù mẹ gấp gáp mong lấy lại vóc dáng trước khi sinh nhưng mẹ đừng quá “manh động” nhé! Việc vận động quá mạnh có thể khiến vết rạch tầng sinh môn bị rách, và lúc đấy, cơn đau sẽ không “đơn giản” chút nào đâu.


Bên cạnh đó, “yêu” khi “cô bé” chưa hồi phục hoàn toàn cũng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến vết khâu. Nhắc anh xã “nghỉ giữa hiệp” một thời gian mẹ nhé!

Nên kiêng quan hệ

Nên kiêng quan hệ sau khi vừa rạch tầng sinh môn. Ảnh: Internet

Việc cẩn trọng chăm sóc vết thương khi sinh thường bị rạch tầng sinh môn là cực kỳ quan trọng, vì nếu vệ sinh không đúng cách hoặc không làm vệ sinh vết thương, sẽ gây nhiễm trùng, khó điều trị và đau đớn hơn gấp bội. Mẹ hãy tham khảo những bí quyết mà chúng tôi nêu bên trên, để có thể nhanh chóng lành lặn vết khâu.

 

 

We will be happy to hear your thoughts

      Leave a reply

      adayne.vn
      Logo
      Compare items
      • Total (0)
      Compare
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Previous
      Next
      Shopping cart